Thursday, August 13, 2009

Công hạnh Bồ Tát Quán Thế Âm

Ngài Huyền Trang pháp sư đời Đại Đường nói: “Quán Có, mà không trụ nơi Có, quán Không mà không trụ nơi Không. Nghe Danh, mà không lầm đối với Danh, thấy Tướng mà không chìm ở nơi Tướng. Tâm, không động ở Tâm. Cảnh không trước ở cảnh; tất cả hiện hữu đó, không làm loạn được Chơn, đó chính là Trí Tuệ Vô Ngại. Bồ tát Quán Thế Âm đã dùng Trí Tuệ Vô Ngại đó mà tìm tiếng kêu của chúng sanh ứng hiện tới mà cứu khổ, dù muôn ngàn vạn ức tiếng kêu cầu cứu khổ mà sự cứu khổ không mất thời gian, diệu dụng của Quán Thế Âm là như thế.
Lại nữa, trong Nhị Khóa Hiệp Giải viết rằng: “Quán, là Trí năng quán, Thế Âm, là Cảnh sở quán. Muôn ngàn hình tượng, muôn ngàn thứ tiếng chen nhau giao động, khác biệt, cách trở điệp điệp trùng trùng, do lòng từ rộng lớn vô biên của Ngài cùng một lúc đều được cứu độ, nên danh hiệu là Quán Thế Âm.
Thái Hư đại sư khi luận về Kinh Pháp Hoa có nói đến hạnh nguyện cứu khổ của Bồ tát Quán Thế Âm như sau: “Đức Quán Thế Âm tìm nghe tiếng cầu cứu thống khổ của tất cả chúng sanh khắp mọi nơi, mọi chốn liền ngay khi đó đến mà cứu độ, quả vị lợi tha vô lượng vô biên luôn luôn hướng về chúng sanh và làm những việc lợi ích cho họ. Bồ tát thị hiện đầy đủ ba thân, đó là Thắng Ứng Thân, Liệt Ứng Thân, Tha Thọ Dụng Thân, nên mới đủ diệu dụng độ khắp chúng sanh trong pháp giới.
Còn Đại Thừa Kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn, toàn phẩm kinh Đức Thích Ca đã khuyên dạy chúng sinh trì tụng, lễ bái Quán Thế Âm thì được phước vô lượng. Về phương diện cứu khổ, Bồ tát Quán Thế Âm thị hiện 32 thân, mỗi thân đều thích ứng với tâm cảnh hiện tại và từ đó có muôn ngàn phương tiện để giải thoát khổ nạn cho chúng sanh.

Sự tích Quán Thế Âm Bồ Tát



Quan Thế Âm tiếng Phạn là “Avalokitesvara” dịch sang tiếng Hán là Quan Thế Âm hay Quán Tự Tại …Danh hiệu Quan Thế Âm, nghĩa là quan sát tiếng kêu than của chúng sanh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ.Theo Kinh Bi Hoa thì ở vào đời quá khứ có đức Phật ra đời hiệu là Bảo Tạng Như Lai. thời đó có vua Chuyển Luân Thanh Vương là Vô Chánh Niệm. Vua có quan đại thần là Bảo Hải, phụ thân của đức Bảo Tạng khi chưa xuất gia đối trước Đức Phật Bảo Tạng phát ra 48 đại nguyện.
Do đó, Đức Bảo Tạng thụ ký cho Vua (khi đó đã là Pháp Tạng Tỳ Kheo) sau này thành Phật hiệu là A Di Đà ở vào thế giới cực lạc.

Vua Chuyển Luân có nhiều con. Con cả là Thái Tử Bất Tuấn cũng do ngài Bảo Hải khuyến tiến. Thái Tử cũng đi xuất gia theo cha và đối trước Đức Bảo Tạng Như Lai phát ra bảo nguyện đại bi thương xót, cứu độ tất cả các loài chúng sanh bị khổ não. vì vậy Đức Bảo Tạng thụ ký cho Thái Tử thành Bồ Tát hiệu là Quan Thế Âm, còn Bảo Haỉ là tiền thân của Đức Thích Ca Mầu Ni.Đức Bảo Tạng thụ ký cho Thái Tử rằng: “Vì lòng đại bi Ông muốn quán niệm cho tất cả chúng sanh được cùng về cõi an lạc (cực lạc). Vậy từ nay đặt tên cho Ông là Quan Thê Âm….
Bồ Tát Quan Thế Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ, cũng như chỉ có trí tuệ mới diệt được ngu si. Do đó, Bồ Tát Quan Thế Âm thiết lập tâm đại từ, đại bi mà thực hiện đại thệ nguyện độ sanh của Ngài.
TỪ là đem niềm vui đến cho kẻ khác. Chữ Từ như người ta thường nói: Từ thiện, từ ái, từ mẫu, từ tâm. Từ tâm đối với ác tâm, sân tâm, ích kỷ tâm….BI là phương châm, là cách thức hành động để cứu khổ.Từ là lòng yêu thương, Bi là ra tay giải quyết và dấn thân nỗ lực làm việc để cứu giúp thực tế. Tóm lại Tu Bi: Thương yêu chúng sinh, mang lại cho họ niềm an lạc vui sướng gọi là Từ (maritrya, maitri). Đồng cảm nỗi khổ và thương xót chúng sinh, trừ bỏ nỗi khổ cho họ gọi là Bi.
Quán Thế Âm xưa kia Ngài đã thành Phật hiệu là “Chánh Pháp Minh Như Lai”. Ngài thị hiện làm Bồ Tát vì muốn đảm đương công tác cứu khổ ban vui cho chúng sanh. Đức Bồ Tát quán thấy Phật và chúng sanh đồng chung một bản thể, đồng chung một giác tánh duy nhất, nhưng Phật đã giác ngộ mà chúng sanh thì còn mê.
Do đó, Đức Quan Thế Âm tức là một vị Phật tương lai sẽ bổ vào ngôi của Đức Phật A Di Đà, thì ngài cùng với ngài Đại Thế Chí (kiếp xưa là em ngài, con thứ vua Chuyển Luân cũng cùng Ngài đồng thời được Đức Bảo Tạng thụ ký) giúp việc giáo hoá độ sanh cho Đức Phật A Di Đà và 2 Ngài cũng ứng thân xuống sa bà trợ giáo cho Đức Thích Ca Mâu Ni.
Theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm có chép lời Ngài bạch với Đức Thếâ Tôn rằng:
“Con nhớ cách đây vô số hằng hà sa kiếp về trước có Đức Phật ra đời hiệu là Quan Thế Âm, từ Đức Phật kia dạy con, do nghe, nghĩ và tu mà vào Tam Ma Đề” Do đó nên biết: Ngài đã phát tâm Bồ Đề từ đời Đức Phật Quan Thế Âm trong vô số hằng hà sa kiếp về trước do nghe Phật truyền pháp, Ngài đã nhận định pháp tu viên thông về nhĩ căn là hơn tất cả, do ngài khó chứng viên thông ở nhĩ căn nên được Đức Phật thụ ký cho ngài danh hiệu Quán Thế Âm, một danh hiệu mà chúng sanh ở mười phương cung kính chấp trì, nhất là trong những lúc nguy hiểm, đau khổ.
Ngoài ra, Kinh Quán Âm Tam Muội nói: “Xưa kia Ngài Quán Thế Âm đã thành Phật hiệu là “Chính Pháp Minh Như Lai”. Tiền thân Đức Thích Ca hồi ấy đã từng ở dưới pháp toà, sung vào trong số đệ tử khổ hạnh để gần gũi”. Ngày nay Đức Thích Ca thành Phật, thời Ngài trở lại làm đệ tử để gần gũi lại:” Một Đức Phật ra đời thì hàng ngàn Đức Phật phù trì”.
Trong Kinh Đại Bi Tâm Đà Na Ni thì chép lời Ngài bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn ! con nhớ vô lượng ức kiêp trước có Đức Phật ra đời hiệu là Thiên Quan Vương tĩnh trụ Như Lai” Đức Phật ấy vì thương đến con và tất cả chúng sanh nên nói ra môn Đại Bi Tâm Đà La Ni. Ngài lại dùng cánh tay sắc vàng xoa đầu con mà bảo:”Thiện Nam Tử ! Ông nên trụ trì tâm chú này và vì khắp tất cả chúng sanh trong cõi trược ở đời vị lai mà làm cho họ được sự lợi ích yên vui lớn.” Lúc đó con mới ở ngôi Sơ Địa, vừa nghe xong thần chú này liền vượt lên chứng đại Bát Địa”.
Mật tông thì theo trong Kinh Đại Bản Như Ý nói có 8 vị đại Quan Âm là:
1) Viên Mãn Ý, Nguyệt Minh Vương Bồ Tát.
2) Bạch Y Tự Tại.
3) Cát La Sát Nữ.
4) Tứ Diện Quán Âm.
5) Mã Đầu La Sát.
6) Tỳ Cầu Chi.
7) Đại Thế Chí.
8) Đà La Quan Âm (Quán Âm Chuẩn Đề).
Ngài có đức uy thần công đức và lòng từ bi rất lớn. Ngài vốn không phải là nữ tướng, nhưng vì ngài thường cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh (mà phụ nữ thường nhiều khổ nạn hơn so với nam giới) cho nên giới phụ nữ đặc biệt tín ngưỡng về Ngài. Nên chúng sanh mới tưởng tượng ra Ngài là nữ tướng để tiện hoá độ cho phụ nữ. Theo Kinh A-Di-Đà nói: Người sanh về cõi cực lạc tuy chưa chứng quả Thánh, vẫn không có tướng nam, tướng nữ. Kinh A Hàm nói người nữ có 5 chướng không thể thành Phật…..Thế mà Bồ Tát Quan Thế Âm lại hiện thân người Nư ư?
Bồ Tát Quan Thế Âm hiện thân của Đức Từ Bi, muốn nói lên tình Mẹ thương con, Mẹ đối với con là tình thương chân thành, tha thiết nhất không có tình thương nào sánh bằng. Cho nên, Đức Quan Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại, hay của tất cả chúng sinh.
Căn cứ theo hình tướng đã thể hiện và đức tính Quan Thế Âm đã cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh, nhân loại được thoát khổ đau ở sa bà này to lớn biết chừng nào !
Chân như đạo Phật rất mầu
Tâm trung chữ hiếu niệm đầu chữ nhân
Hiếu là độ được song thân
Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài
Tinh thông nghìn mắt nghìn tay
Cũng trong một điểm linh đài hóa ra
Xem trong biển nước nam ta
Phổ môn có Đức Phật Bà Quan Âm.
Cho nên, Phật Tử chúng ta dù tu theo pháp môn nào: Mật Tông, Tịnh Độ hay Thiền Tông cũng phải thường xuyên niệm hồng danh của Ngài. Ngài gia hộ, độ trì cho mới thoát khỏi tai nạn, khổ ách mỗi khi đến với mọi người chúng ta đều phải niệm “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát” thì được giải thoát, tai qua nạn khỏi và sự nghiệp tu hành mới mau chóng thành tựu theo sở cầu như nguyện

Giá trị đồng tiền


Chưa bao giờ đồng tiền có sức mạnh đáng sợ như hiện nay!
Con người tạo ra tiền bạc dùng để thay thế giá trị hàng hóa, làm phương tiện trao đổi thay vì trao đổi hàng hóa với nhau như thuở trước khi đồng tiền chưa xuất hiện. Nhưng khi đồng tiền trở nên hữu ích vì tiện lợi thì tiền bạc trở lại tác động chi phối mãnh liệt đời sống của con người. Xã hội càng phát triển, đời sống vật chất càng cao thì đồng tiền càng có vị thế. Hầu như mọi thứ trong đời sống vật chất đều có thể đánh đổi bằng tiền, thậm chí tiền có thể mua cả một số giá trị tinh thần nếu như người ta “bán rẻ” nó, chẳng hạn như quyền lực, danh tiếng, sự trọng vọng của xã hội… Chính vì thế mà con người đã ví von đề cao đồng tiền đến mức gần như sùng kính: “Tiền là Tiên, là Phật”, đồng tiền có quyền năng rất lớn. Giá trịn của đồng tiền đối với đời sống con người được xem như gắn liền với nhau: “Đồng tiền liền khúc ruột”, “Tiền là xương máu”, “Đồng tiền là mạch sống”…
Xã hội hiện đại là xã hội mà mọi người cần phải có tiền để giải quyết các nhu cầu của đời sống, vì thế việc tạo ra tiền và sử dụng tiền gần như là vấn đề thiết yếu. Nhà cửa, trang phục, thực phẩm, phương tiện đi lại, phương tiện giải trí, thông tin truyền thông, mọi tiện nghi của đời sống… đều được trao đổi bằng tiền. Nếu không có tiền dường như chúng ta không có gì cả. Đồng tiền đã tạo nên áp lực rất lớn đối với con người và nó trở thành tâm điểm buộc con người phải xoay quanh nó. Người ta xem tiền bạc như nhu yếu của sự sinh tồn, vì thế nó cũng là nguyên nhân dẫn đến trộm cướp, chiếm đoạt, những hành vi bất chính, phi đạo đức, phi nhân bản…
Trong một xã hội nếu như giá trị đồng tiền chi phối tất cả thì những giá trị khác của cuộc sống dễ dàng bị bỏ quên, bởi lúc này người ta mù quáng vì tiền. Bản thân đồng tiền không có tội, chỉ vì sức ảnh hưởng của nó quá lớn đến độ che khuất cả tầm nhìn của chúng ta. Nếu bị mù quáng vì sức mạnh của đồng tiền thì chúng ta không còn biết đến những gì đáng quý và quan trọng hơn, thậm chí chúng ta có thể rơi vào sai lầm, tội lỗi.
Người ta thương nói đùa mà thật về tiền bạc như sau: “Tiền là tiên là Phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe tuổi già, là cái đà danh vọng, là cái lọng che thân, là cán cân công lý…”. Điều này phản ảnh phần nào thực trạng xã hội khi đồng tiền có sức mạnh chi phối mọi lãnh vực đời sống. Đồng tiền có thể mang lại niềm vui, hạnh phúc cho con người, vì tiền có thể tạo ra nhà cửa, xe cộ, thức ăn thức uống, các thú vui tiêu khiển. Tiền có thể đáp ứng các nhu cầu, tham muốn hưởng thụ… Với ý nghĩa tiêu cực, đồng tiền có thể giúp người ta có sự nghiệp danh vọng, giúp thăng quan tiến chức. Đồng tiền có thể bưng bít, che giấu sự thật, đảo lộn thị phi, làm ô dù che chở cho người ta nhúng tay vào tội lỗi, đồng tiền ở đâu thì cán cân công lý nghiêng về bên đó. Chính vì đồng tiền có sức mạnh và quyền năng như thế mà người ta không ngại bỏ thời gian, công sức, bất chấp thủ đoạn, thậm chí bán rẻ lương tâm, đạo đức để đeo đuổi mục đích kiếm tiền. Tiền bạc mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người, nhưng cũng chính nó cướp đi niềm vui và hạnh phúc của con người, vì chạy theo đồng tiền mà người ta quên đi những giá trị sống khác, thậm chí đánh mất bản thân, vì đồng tiền mà người ta sẵn sàng gieo đau khổ cho nhau và làm cho xã hội bất an, điên đảo.
Tuy nhiên, tiền không phải là tất cả, suy xét kỹ, có nhiều thứ không thể mua hay đánh đổi bằng tiền. Và một xã hội muốn phát triển phải toàn diện chứ không phải chỉ phát triển về kinh tế. Trong đời sống, đồng tiền có thể mua thực phẩm, thuốc men, nhưng không mua được sức khỏe và sinh mạng. Đồng tiền có thể mua được các thú vui hưởng thụ, các trò tiêu khiển giải trí nhưng không mua được an vui. Tiền bạc có thể tạo ra nhà cửa chứ không xây dựng được tổ ấm gia đình. Đồng tiền có thể mang lại giàu sang chứ không mang lại hạnh phúc. Có tiền dễ dàng có được chồng sang vợ đẹp nhưng không hẳn có được tình yêu. Có tiền sẽ có được nhiều tiện nghi nhưng chưa hẳn có được sự thảnh thơi thoải mái. Đồng tiền có thể tạo nên danh vọng, sự nghiệp, quyền lực nhưng không lâu bền. Đồng tiền có thể giúp người ta trốn tránh tội lỗi, thoát khỏi lưới ngục tù nhưng không thể thoát khỏi sự dày vò đài ải của lương tâm…
Việc tạo ra tiền và sử dụng tiền đều có hai mặt tích cực và tiêu cực. Tạo ra tiền bằng công sức của chính mình, bằng cách thức, phương tiện chân chính, đó là tích cực. Sử dụng đồng tiền vào mục đích tốt làm lợi ích bản thân, gia đình và xã hội, xây dựng gia đình và xã hội phát triển vững mạnh, phồn vinh, đó là tích cực. Ngược lại, bất chấp hậu quả, dùng mọi thủ đoạn bất chính, phi pháp làm tổn hại nhân phẩm đạo đức bản thân, vi phạm lợi ích, hạnh phúc an vui của người khác để tạo ra tiền cho mình, đó là tiêu cực. Việc sử dụng đồng tiền vào mục đích sai trái, gây ra tội lỗi là việc làm tiêu cực có hại cho bản thân và xã hội. Trong xã hội hiện nay, việc làm ra tiền và sử dụng tiền một cách hợp lý, tích cực là một thử thách rất lớn đối với mọi người.
Khủng hoảng tài chính thế giới, nền kinh tế toàn cầu suy thoái là một cú sốc “chết người” đối với các nhà tài chính, các thế lực đồng tiền, biến cố lịch sử này đã làm chao đảo xã hội tiêu thụ thực dụng, đây chính là lúc mọi người cần thẩm định lại những giá trị sống để không ngã quy trước cơn khủng hoảng. Vì thế, người Phật tử phải bình tâm quán niệm để rủ bỏ những ý niệm bám víu, lệ thuộc hoàn toàn vào tiền bạc, tùm về với những giá trị sống khác mà tử lâu ta lãng quên mới có thể thoát khỏi sự nhấn chìm của vòng xoáy tiền tệ, vượt qua được những khổ não, bất an do cuộc khủng hoảng gây ra.

Món nào tốt hơn


Mấy ai ra chợ muốn về không? Nhất là khi món ngon xứ mình quá đỗi hấp dẫn. Kẹt chỉ cho người phải nấu ăn cho người bệnh! Biết mua gì đây để vẫn ngon miệng mà ít tốn thêm tiền cho … thầy thuốc?
Nói chung, nếu chỉ xét về giá trị dinh dưỡng quả thật khó nói thịt hay cá, thực phẩm nào tốt hơn? Vì loại nào cũng được này mất kia. Nhưng với người bệnh tiểu đường thì cá, cụ thể là cá biển, rõ ràng có lợi hơn thịt vì nhiều lý do:
• Người ăn quá nhiều thịt, thay vì cá, là đối tượng dễ bị ung thư ruột. Bệnh này lại là một trong các chứng bệnh đồng hành gắn bó với bệnh tiểu đường. Theo nhiều nhà nghiên cứu, tỷ lệ ung thư ruột tăng gần 50% ở người tiêu thụ tròm trèm 100g thịt mỗi ngày. Với người dùng hơn 100g thịt mỗi ngày thì khả năng mắc bệnh có thể tăng đến 70%! Tỷ lệ này cao hơn nữa nếu vừa ăn thịt vừa uống bia! Nói chung, người bệnh tiểu đường không nên có thịt trên bàn ăn nhiều hơn 3 lần trong tuần, mỗi lần không nên nhiều hơn 120g. Cũng đừng ăn hoài một thứ thịt. Càng thay đổi càng tốt. Thêm vào đó, cho dù thèm thịt cách mấy cũng nên tránh xa các món thịt xông khói cũng như giảm thiểu các món chiên, món nướng và thay vào đó bằng món nhúng, món luộc, món hấp.
• Ngược lại, khẩu phần có nhiều cá biển, tỷ lệ ung thư ruột càng thấp. Bằng chứng là số người bệnh tiểu đường có 100g cá trong khẩu phần bị ung thư ruột chỉ bằng phân nữa nhóm đối chứng với thói quen “trọng thịt khinh cá!”
• Thầy thuốc ở Đại học Rush, Chicago đã chứng minh là chức năng tuần hoàn của người cao tuổi bị bệnh tiểu đường được cải thiện thấy rõ nếu họ được bồi dưỡng với cá biển giàu 3-Omega như cá mòi, cá hồi, cá thu… dù mỗi tuần chỉ một lần. Người bệnh tiểu đường nếu có thêm vấn đề với rối loạn biến dưỡng chất béo và bệnh tim mạch nên uống thêm thuốc có chứa dầu béo 3-Omega vừa dồi dào chất đạm lại không gây gánh nặng cho lá gan và trái thận.
• Cá nước ngọt thường không chứa nhiều 3-Omega, nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ. Đó là cá basa, tất nhiên với điều kiện cá không được vỗ béo bằng thuốc kháng sinh, với nội tiết tố tăng trưởng…
Đừng quên cảm giác thèm thịt cá là do cơ thể cần chất đạm. Tình trạng này càng rõ nét hơn nữa với người bệnh tiểu đường do rối loạn biến dưỡng chất đường bao giờ cũng kèm theo mất quân bình về chất đạm và chất béo. Muốn người bệnh đừng quá thèm thịt cần bổ sung chất đạm gốc thực vật từ đậu nành. Cũng đừng quên người bệnh tiểu đường rất cần khẩu phần đa dạng. Dùng thịt cá đúng cách nhưng quên rau quả là một thiếu sót đáng trách. Rau hay quả đều cần thiết cho người bệnh tiểu đường vì là nguồn cung cấp nhiều loại sinh tố. Tùy theo mức độ ổn định của đường huyết mà “đầu bếp” nên chọn nhiều rau hay quả cho bữa ăn của người bệnh tiểu đường.
• Nếu lượng đường trong máu còn dao động nhiều thì rau cải có lợi hơn trái cây. Trong lúc đường huyết đang trồi sụt vô chừng nên tránh các loại trái cây quá ngọt để tránh tăng đường huyết đột ngột như sầu riêng, mít, xoài, lồng mức…
• Nếu không đổi được thói quen tráng miệng bằng trái cây nên chọn loại trái chua, chát, ít ngọt như ổi, bưởi, thanh long…
Nếu đường huyết đã ổn định thì không việc gì phải cữ trái cây. Nhưng đừng quên một nguyên tắc tối quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường. Đó là đừng mạnh miệng với bất cứ món gì. Món nào cũng chút chút cho vui. Đừng quên, không riêng gì bệnh tiểu đường, hầu như bệnh nào cũng thế, cũng thương do quá thừa một chất nào đó trong khi chất khác lại thiếu.
Kiếp trước: Dành lợi mình để hại người khác
Đời nay: Lãnh nghiệp chết treo khổ đời



Kiếp trước: Cản người đi chùa, phỉ báng Phật giáo


Đời nay: Không bị sét thiên lôi thì bị lữa đốt


Nghiep


Kiếp trước: Chửi cha mắng me



Đời nay: Câm ngọng. Tại vì sao








Kiếp trước: Thiếu nợ không trả


Đời nay: Làm trâu ngựa

................


Kiếp trước: Dâng gạo cúng chùa
Đời nay: Nhà cao lầu gác

nhan

Kiếp trước: Cơm gạo bố thí người nghèo
Đời nay: Có ăn, có mặc



Kiếp trước: Tụng kinh niệm Phật
Đời nay: Thông minh trí tuệ

Wednesday, August 12, 2009

NHÂN QUẢ


  • Kiếp trước: Dâng y cúng dường chư Tăng
  • Đời nay: Mặc gấm mặc lụa


  1. Kiếp trước: Hiến vàng tô điểm Phật
  2. Đời nay: Làm quan. Tại vì sao?

Tuesday, August 11, 2009

NHÂN QUẢ

NHÂN QUẢ
“Muốn biết nhân đời trướcXem hưởng quả đời nàyMuốn biết quả tương laiXét nhân gieo hiện tạiNgười mà tâm chân chánhMọi người hướng thiện theoViệc làm hợp lý lẽKhắp nơi được an vuiNgười mà hư tâm tàTham sân dần phát triểnLàm việc mà tùy tiệnTự rước họa vào thân”

Hình Tướng Của Đức Phật


Đức Phật nhập diệt đã hơn 2500 năm rồi, sanh trong thời đại mạt pháp của chúng ta không thể chính mắt chiêm ngưỡng được dung nhan của Đức Phật, như vậy khiến ta nhớ đến lời của người xưa: “Lúc Phật tại thế thì chúng ta còn trầm luân, Phật diệt độ rồi chúng ta mới ra đời; sám hối bao nhiêu nghiệp chướng của thân này, không thấy được kim sắc của Như Lai”.
Sau khi kim dung của hoá thân Phật nhập niết bàn, chúng ta chỉ có thể chiêm ngưỡng thánh tượng của Đức Phật, như vậy rốt cuộc Đức Phật có hình tướng như thế nào? Ai biết được?
1. THÁNH TƯỢNG CỦA ĐỨC PHẬT
Các loại thánh tượng: Đức phật tướng hảo trang nghiêm, kim dung từ bi, hàng sơ học chỉ có thể dựa vào thánh tượng mới có thể nhận thức được Phật. Chủng loại thánh tượng của Đức Phật rất nhiều, có loại dùng gỗ đá để điêu khắc, có tượng dùng vàng để tạc, có loại vẽ trên giấy. Thánh tượng có tượng ngồi tượng đứng thậm chí có cả tượng nằm. Bất luận là tuợng điêu khắc bằng đá bằng gỗ tạc bằng vàng kim, thêu trên vãi hay vẽ trên giấy, bất luận là tượng đứng ngồi hay nằm đều thể hiện từ bi trang nghiêm tôn sùng vĩ đại của Đức Phật làm cho người ta nhìn thấy thì khởi tâm kính ngưỡng hâm mộ.
Thánh tượng của Đức Phật tại sao có tượng ngồi? tượng đứng? tượng nằm? có thể nói mỗi một hình thức đều bao hàm ý nghĩa sâu sắc tượng trưng cho một loại tinh thần, một loại thánh cách của Đức Phật.
Trước, chúng ta nói đến thánh tượng theo hình thức ngồi của Đức Phật. Trong tượng ngồi có ngồi kiết già đó là tượng của lúc đang ngồi thiền; có tượng thì tay trái đặt trên đùi chân, tay phải đưa lên lòng bàn tay hướng ra ngoài đó là tượng của hình thức đang thuyết pháp. Trước có thể nói tượng trưng cho tự giác của Phật, sau có thể nói tượng trưng cho giác tha của Phật. Tự giác là nói Đức Phật sở dĩ thành Phật là trãi qua tu hành tương đương ,tư duy quán chiếu, thâm nhập thiền định mới có khã năng chứng đắc quả vị; Giác tha là nói Đức Phật từ Thể mà khởi Dụng, lấy chân lý rộng làm lợi ích chúng sanh, lấy pháp thuỷ tịnh hoá nhân quần.
Kế đến chúng ta nói thánh tượng theo hình thức đứng: tượng đứng có hình dạng rủ cánh tay xuống, là trong lúc tiếp dẫn chúng sanh, có tượng một chân bước trước đó là diễn tả lúc bận việc giáo hoá. Cánh tay rủ xuống tiếp dẫn chúng sanh, nhìn thấy cánh tay từ bi duỗi ra của Đức Phật, những con người phiêu bạt trong biển khổ thế nào mà không có mong muốn quay đầu trở về quy y Phật? Bận việc giáo hoá, đó là thể hiện Đức Phật với thể nghiệm chân lý nhân sanh của Ngài, tràn đầy nhiệt huyết, tuy Ngài công hạnh viên mãn nhưng cần dùng chân lý vì chúng sanh mà phục vụ.
Sau cùng chúng ta nói về thánh tượng theo hình thức nằm của Đức Phật: Trong tượng nằm có loại nằm theo dáng kiết tường khi ngài nhập niết bàn, niết bàn là phước hụê vẹn toàn đạt đến cảnh giới bất sanh bất diệt. Tượng Đức Phật niết bàn có thể nói lên ý ngĩa do động quy về tịnh. Đức Phật lúc tại thế thuyết pháp giáo hoá đó đều là do tịnh sanh động, động có lúc cũng ngưng, tịnh thì vô cùng dài. Sanh mệnh của Đức Phật len lỏi khắp trời đất, lưu nhập trong thời gian vô tận nên gọi là do động quy tịnh. Bởi vì trong thánh tượng của Phật, có một dạng thị hiện niết bàn, nhưng Phật vĩnh viễn sống trong tâm của chúng ta, sáng mãi với thời gian, song hành cùng trời đất.
Khởi nguyên của việc khắc tượng: Vấn đề điêu khắc tượng Phật bắt đầu từ khi nào? Theo quyển 28 kinh Tăng Nhất A Hàm và quyển 5 Đại Đường tây vực ký nói rằng: “Vào một mùa an cư của năm nọ, tăng đoàn không nhìn thấy Đức Phật, Ngài đi đâu không ai biết được, chư vị đệ tử đến hỏi tôn giả A Nan, ngài A Nan cũng không biết. Nhưng tôn giả Anan giới thiệu mọi người đến thỉnh ý bậc thiên nhãn đệ nhất là ngài A Nan Luật. Sau khi tôn giả A Nan Luật nhập định quan sát liền nói với mọi người rằng: Đức Phật đã lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp cho hoàng hậu Ma Gia”.
Đức Phật vì sao không nói mà đi lên cung trời Đao lợi thuyết pháp? một là, Ngài muốn báo đáp công ơn dưỡng dục của thánh mẫu; hai là, vì Đức Phật thường ở bên cạnh chúng đệ tử, nên một số người ỷ lại không thích nghe phật thuyết pháp; ba là vì trong tăng đoàn có một số việc tranh chấp nên Ngài ra đi thời gian khiến cho những người tranh chấp có thể thật lòng ăn năn tỉnh ngộ. Đại chúng trong giáo đoàn sau khi biết được Đức Phật lên cung trời Đao Lợi trong lòng hoang mang. Người nhớ Phật nhiều nhất là vua Ưu Điền nước Bạt Sa, vua Ưu Điền sau lần đầu được vương phi hướng dẫn quy y Phật, đối với Phật sanh tâm cung kính cúng dường vô tận. Bây giờ nghe tin Phật đi xa nhiều ngày không gặp trong lòng lo buồn mà sanh bệnh. Khi vua lâm bệnh, các đại thần bàn bạc nhau các phương pháp trị bệnh cho vua, trong đó có kiến nghị mời các vị thợ điêu khắc nỗi tiếng tạc tượng Đức Phật, để tiện sớm tối chiêm ngưỡng lễ bái. Vua vui mừng khôn xiết liền thỉnh ngài Mục Kiền Liên bậc thần thông đệ nhất dùng sức thần thông đưa người thợ điêu khắc lên tận cung trời để đích thân nhìn thấy kim dung diệu tướng của Phật sau đó dùng gỗ chiên đàn khắc thánh tượng Phật cao 5 mét, tôn giả Mục Kiền Liên đã phải trực tiếp hướng người thợ dẫn 3 lần, thánh tượng chiên đàn mới hoàn thành. Vua Ưu Điền nhân đó mà hết bệnh vui mừng khôn tả.
Đức Phật thuyếp pháp ở cung trời Đao lợi 3 tháng, và sau đó ngài trở lại nhân gian, Thánh tượng chiên đàn dựng để nghinh đón Đức Phật, Ngài mỉm cười nhìn thánh tượng an ủi rằng; “ Ngài giáo hoá có vất vã lắm không? Chúng sanh đời mạt pháp thật là nhờ vào sự hoá độ của ngài đó”! Do đó mà nói điêu khắc thánh tựơng không phải là sau khi Phật niết bàn mà ngay khi Phật tại thế đã có tạc tượng cúng dường rồi. Điêu khắc chiên đàn thánh tượng để nghinh đón Phật đó là biểu trưng cho: dù là kim thân Phật hay thánh tượng đều là sống một cách linh hoạt tại thế gian này.
Khởi nguyên của việc đúc tượng:những vấn đề đến việc đúc tượng phật ,có từ khi nào? Theo quyển 28 kinh Tănh nhất A Hàm và Căn bản thuyết Nhất thiết hữu bộ ni đà na có chép rằng: “một là, vua Ba Tư Nặc nước Kiều Tát La nghe vua Ưu Điền Dùng gỗ chiên đàn khắc thánh tượng Phật, cũng vì lòng cung kính và thích làm nỗi nên dùng vàng đúc thánh tượng cao 5 mét, đó là việc đúc tượng Phật sớm nhất vậy.
Hai là, trưởng giả Cấp Cô Độc. Có một lần sau khi Đức Phật thuyết pháp ở tịnh xá Kỳ Viên, trưởng giả đến trước đảnh lễ và bạch Phật rằng: “bạch Thế Tôn khi có thánh tượng của Ngài dựng ở trong giáo đoàn, mọi việc trở nên trang nghiêm, uy nghi, thanh tịnh như pháp mà sanh hoạt; có lúc Phật đi nơi khác giáo hoá, ở đây không có ngài làm trung tâm nên thấy thiếu một điều gì đó và tăng chúng từ trong tâm linh của mỗi người cũng cảm thấy trống trải hiu quạnh. Chúng con khẩn cầu Ngài cho chúng con đúc tượng Ngài để mỗi khi Ngài đi hoằng hoá ở xa chúng con có thể chiêm ngưỡng và xem thánh tượng như nhìn thấy chính Ngài, như vậy mới có thể duy trì được sự thanh tịnh của giáo đoàn, làm cho uy đức của Phật luôn luôn chiếu sáng chúng ta”!
Sau khi Đức Phật nghe xong ,ngài vui vẻ đồng ý ý kiến của Cấp Cô Độc và từ bi chỉ dạy: “ Bệ hạ vì Phật Pháp mà đưa ra mong cầu như vậy, Ta đồng ý tâm nguyện của Ngươi”. Cấp Cô Độc lại bạch Phật “bạch Đức Thế Tôn! Bên cạnh chổ đúc thánh tượng chúng con muốn treo tràng phan bảo cái và hương hoa cúng dường xin Phật hứa khả cho. Đức phật nói: “ tuỳ ý các người thôi”.
Từ hai đoạn kinh trên chúng ta thấy khi Phật còn tại thế có rất nhiều vị quốc vương, đại thần, trưởng giả ,cư sĩ,…phát tâm đúc thánh tượng cúng dường chiêm ngưỡng rồi.
Khởi nguyên của việc hoạ tượng: những vấn đề liên quan đến việc vẽ tượng có từ khi nào? Ở “Đại Đường nội điển lục”có chép rằng “Tần Cảnh thời Hán trên đường trở về nước Nguyệt Chi nhìn thấy tượng chiên đàn của vua Ưu Điền liền nhờ hoạ sĩ y theo đó mà vẽ một bức sau đó mang đến Lạc Dương, nhà vua nhìn thấy liền ra sắc lệnh để tại của thành Tây Dương cúng dường từ đó lưu truyền đến nay.
Ngoài ra “Hành sự sao” cũng có ghi “sau thời Hán các vị tăng Trung Quốc đến Ấn Độ du học đông, lúc trở về họ đều muốn thỉnh tượng chiên đàn về để cúng dường. Thời đó các vị quốc vương của Ấn Độ rất cung kính và bảo vệ thánh tượng này không cho mang ra khỏi nước, nhưng Phật Pháp lưu thông phải có cái gì để biểu trưng,Vua liền mời hoạ sĩ đến y theo tượng chiên đàn mà vẽ, ngày nay có lưu truyền sự việc hoạ tượng là nguyên nhân từ đó.
Theo đó mà biết thì hoạ tượng Phật khoảng sau Phật niết bàn hơn 1000 năm nay nhưng ngoài ra trong “kinh a hàm” cũng có chép: “khi Phật niết bàn, tôn giả Ca Diếp lo vua A Xà Thế nước Ma kiệt Đà nghe được tin này sẽ quá bi thương mà sãy ra những việc ngoài ý muốn nên cùng với đại thần Vũ Xá thương luợng hoạ thánh tượng Phật để giúp vua bớt nỗi đau thương, đại khái đó là việc hoạ tương sớm nhất vậy!
Nhưng những năm gần đây tại viện bảo tàng Anh quốc hoàng gia có lưu giữ rất nhiều bức hoạ tượng Phật, trong đó có một bức tượng được xem là quốc bảo, đó là bức tượng lúc Phật 41 tuổi do tôn giả Phú Lâu Na tự tay hoạ, màu sắc vẫn giữ nguyên đến ngày nay. Một vị trù trì chùa Vĩnh Bình Nhật Bản đến nước Anh chụp hình mang về và sao ra nhiều tấm nên hiện tại ở Đài Loan chúng ta có thể nhìn thấy tượng này. Chiếu theo thuyết nay thì hoạ tượng Phật là có sớm nhất và còn sớm hơn cả điêu khắc và đúc tượng mấy năm cũng không chừng.
Họa tượng Phật trong quyển thượng Du Gìa nghi quỹ có ghi “các bức tượng hoạ trên vải trên lụa lớn nhỏ tuỳ ý, đều ngồi kiết già trên đài sen hai tay để ngang rốn như lúc nhập định”. Hoạ tượng rất phương tiện, tín chúng có thể ở nhà mà lễ bái cúng dường, hào quang của Phật chiếu sáng mọi nhà, người hoạ tượng có công đức vô lượng”.
Đảnh lễ thánh tượng: thánh tượng Đức Phật được điêu khắc trên gỗ hoặc đá, hoạ vẽ trên vãi lụa ,có người nói đó chỉ là cái tượng phỗng, tại sao phải hướng về đó mà đãnh lễ? Có một vài linh mục thiên chúa giáo phê phán Phật giáo vì sao lạy những tượng gỗ đá vãi lụa làm gì? Chúng ta cũng không phủ nhận chúng ta lễ bái tượng này. bởi vì tất cả đều không lìa khỏi lễ bái tượng gỗ…Chúng ta thấy đấy, mọi người trên toàn thế giới đều hướng về lá cờ quốc gia (quốc kỳ) của mình kỉnh lễ, mà quốc kỳ không là giấy thì cũng là vải, tại sao chúng ta lại kính lễ giấy hay vãi như thế? Nên biết lá cờ đó là trung tâm của toàn dân một nước nó không phải là giấy hay vãi mà là đại biểu tượng trưng cho một quốc gia.Tín đồ thiên chúa lại hướng về thập tự giá mà cầu nguyện.Trên thập tự giá còn đóng đinh một Giesu rất đáng thương và tội nghiệp, thập tự giá và Giesu không phải làm bằng gỗ bằng sắt hay vẻ trên giấy đó sau, vì sao tín đồ thiên chúa giáo lại hướng về gổ sắt giấy đó mà quỳ xuống cầu xin.
Cho nên, tất cả mọi người đều không lìa khỏi việc lễ bái tượng gỗ,… hướng về tượng gỗ lễ bái chẳng có gì là không tốt. Một giới trong 10 giới của tín đồ thiên chúa là không lễ bái tượng gỗ,…đó chỉ là một trong trăm ngàn những điều mâu thuẫn trong giáo lý của họ mà thôi.
Một mảnh vải nếu làm thành mũ thì đội trên đầu, nếu làm thành giày thì mang dưới chân, vải chưa có giá trị là quý hay hèn mà khi làm thành vật rồi thì mới có giá trị; một trang giấy nếu in thành hình của ba mẹ thì mình nên trân quý cung kính và cất giữ, nếu trang giấy đó chỉ là hình vẽ chơi của trẻ con thì chúng ta tuỳ ỳ vất bỏ cũng không thấy có gì là không phải, như vậy giấy có quý có tiện không? Đó chỉ là do tâm chúng ta khởi lên có quý có tiện mà thôi. Các vật thể thuộc vàng hoặc nguyên liệu hoá học nếu tạc thành tượng Phật Thánh thì nên tôn kính lễ lạy, nếu làm thành đồ chơi cho trẻ con thì giống như con lật đật để trên mặt đất đá qua đá lại làm trò cười cũng không có gì không được. Tất cả vật chất đều như nhau làm thành gì thì thành đó. Thánh tượng của Phật cũng làm từ vàng gỗ đá vãi giấy nhưng cái đó trong tâm của chúng ta không phải vàng gỗ …mà là Thánh tượng đại trí đại giác của Phật Đà!
Xin hỏi tín đồ thiên chúa giáo nếu đem hình cha mẹ các bạn, tượng Giesu của các bạn khinh bỉ vất bỏ, trong tâm bạn sẽ cảm thấy thế nào? Các bạn đối với tượng gỗ… có khởi tâm phân biệt không? Xin các tín đồ thông minh của thiên chúa phản tỉnh một chút. Sùng bái tượng gỗ không có gì là chẳng tốt đó là biểu hiện quan niệm trong lòng có thánh hiền của chúng ta.
Từ trên sự tướng mà nói, chúng ta tu hành nên có mục tiêu, tượng gỗ có thể làm cho chúng ta phát khởi tín tâm, trợ giúp việc tu trì của chúng ta, lúc chúng ta chiêm ngưỡng thánh tượng từ bi của Phật trong tâm ta đình chỉ vọng nịêm tham sân; Lúc chúng ta đãnh lễ tướng hảo trang nghiêm của Phật, hành vi trở nên đoan chánh không dám buông lung. Chúng ta đối trước thánh tượng cung kính lễ bái chắc chắn có cảm ứng.
Từ trên pháp tánh mà nói, là tín đồ Phật giáo chân chánh không có quan niệm tượng gỗ… , xem một công án của thiền sư thì sẽ rõ.
Đan Hà thiền sư, lúc tá túc qua đêm ở một ngôi tự viện, khí hậu khắc nghiệt, thời tiết rét lạnh, tuyết rơi xối xả. Đan Hà thiền sư liền lên điện Phật lấy tượng gỗ xuống chẻ ra đốt sưởi ấm. Thiền sư giữ chùa nhìn thấy tức giận la lớn: “đồ đáng chết, thế nào có thể đem tượng Phật xuống đốt sưởi ấm chứ”?
Đan Hà thiền sư từ tốn trả lời: “ Tôi không đốt sưởi ấm mà đốt tìm xá lợi”
Thiền sư giữ chùa lại hùng hổ la lên: “nói bậy, tượng Phật gỗ mà có xá lợi à”?
Đan Hà thiền sư từ từ cầm lấy bức tượng để vào trong lửa nói: “đã là gỗ sao không lấy mà sưởi ấm chứ”.
Đan Hà thiền sư mới đúng là người đệ tử chân chánh của Phật giáo, Ngài mới là bậc thánh liễu ngộ được Phật và giác ngộ đạo lý Tâm -Phật- Chúng sanh tuy ba nhưng không sai biệt. Lúc chưa giác ngộ chúng ta kính lễ thánh tượng, sau khi giác ngộ rồi ngoài tâm không có Phật, đó có thể nói thánh tượng ở trong tâm mình.
Đường Tuyên Tông lúc chưa đăng cơ là một chú tiểu nhìn thấy Hoàng Phách Hy Vận thiền sư lễ Phật ở giữa chánh điện thì đứng phía sau chăm chú nhìn, bổng nhiên nhớ lại lời thiền sư thường nói liền bạch thiền sư rằng: “ Ngài thường nói không cầu Phật, không cầu Pháp, không cầu tăng, bây giờ Ngài lạy Phật là để làm gì”?. Thiền sư nghe thế nhướng mắt nhìn Tuyên Tông nói: “không cầu Phật, không cầu Pháp, không cầu tăng , nên như thế mà làm”!
Lời của Hy Vận thiền sư những người căn cơ thấp kém khó mà thể hội được chân lý, chúng ta nên hướng về thánh tượng Đức Phật mà đãnh lễ, chúng ta nên lạy tượng gỗ,… bởi vì như thế thì tâm phàm phu chúng ta và tâm Phật mới có thể giao hoà hợp nhất.
2. KIM DUNG CỦA ĐỨC PHẬT
Kim thân Phật: Hình tướng chân thật của Phật là pháp thân thanh tịnh vô vi, từ pháp thân lý thể mà hiển thị diệu dụng, đó là kim dung của Hoá thân. Pháp thân của Phật, các bồ tát đăng địa không có khả năng lường biết được, đệ tử Phật chỉ có thể từ tướng hảo của kim dung mà hiểu biết được sự vĩ đại của Phật.
Kinh Tâm Địa Quán có nói: “tướng trăm phước chói sáng trang nghiêm,chúng sanh trông thấy phát tâm kính mến hoan hỷ”. Hơn 2500 năm trước Gíao chủ Thích Ca vì một đại sự nhân duyên mà đản sanh ở thế giới này, có tướng tốt trăm phước trang nghiêm, đó là 32 tướng tốt 80 vẽ đẹp thánh tướng của Phật. Thân của Phật là màu huỳnh kim cao một trượng 6 thước, kinh A Hàm nói: “kim dung Phật là vầng trăng tròn sáng”. Trong chúng đệ tử của Phật, có rất nhiều vị thánh đệ tử,chưa nghe Phật thuyết Pháp,chỉ mới nhìn thấy kim dung của Phật liền quyết chí quay về quy y rất nhiều. Tôn giả Đại Ca Diếp, là một bậc hào phú Bà la môn ở tháp Đa Tử gặp Phật tỉnh toạ ở dưới cội bồ đề, ngài bị kim dung tướng hảo của Phật nhiếp thọ bất tri bất giác hướng về đảnh lễ và tuyên thệ gia nhập giáo đoàn của Phật.Trưởng giả Tu Đạt là vị khách phương nam, trong một đêm gặp Đức Phật, dưới ánh trăng chiếu sáng Ông nhìn thấy thánh tướng của Phật liền cảm động quỳ xuống, thỉnh cầu Phật về quê hương mình tuyên truyền chân lý phổ độ chúng sanh.
Trong sự nghiệp truyền giáo của Phật, Ngài nhiếp phục những người cực ác quay đầu, cảm hoá những người ngoan cường quy y, có rất nhiều người cũng do tướng tốt uy nghiêm từ bi của Phật mà được nhiều lợi ích.Một tên phản đồ là Đề Bà Đạt Đa mua chuộc 6 tên cướp đi hành khích Phật nhưng bị kim dung của Phật phát ra ánh sáng oai đức chinh phục, 6 tên cướp này đều lập tức bỏ dao quỳ xuống trước Phật cầu xin sám hối; Ương Quật là một tên ma vương giết người không gớm tay. Đức Phật cố ý gặp ông ta trên đường, một tên đội trời đạp đất như Ương Quật mà vừa nhìn thấy kim dung Phật liền trong long kinh ngạc cúi đầu thành khẩn xin phật hứa giúp cho mình cải ác hành thiện làm lại cuộc đời. Khỉ vượn trong rừng hái trái cúng dường trước kim thân Phật, voi điên nhìn thấy kim dung của Phật cũng rơi lệ ăn năn. Kim dung của Phật sáng như mặt trời mặt trăng, tướng Phật trang nghiêm vạn đức khiến cho những người hung ác khởi tâm từ bi, những người tàn ác trở nên từ hoà. Trong 50 năm truền giáo những người được cứu độ từ kim dung của Phật nhiều vô số kể.
Kim dung tướng hảo: Hình dung kim dung tướng hảo của Phật, trong kinh đều có nói Phật có “32 tướng tốt, 80 vẽ đẹp” đó là hình trạng vi diệu, tướng hảo của Phật, có thể vừa nhìn là hiểu tướng của Phật, không dể mà có điều tốt làm người ta vừa nhìn thấy khởi tâm kính mến hoan hỷ. 80 vẽ đẹp là do 32 tướng tốt mà có.
Tướng viên mãn 32 tướng tốt này không phải do trời sanh như vậy mà do Phật trãi qua 91 đại kiếp tu hành mới thành tựu được. Nên kinh Bách Phước Trang Nghiêm nói: tu 100 phước mới trang nghiêm được một tướng. Sau đây chúng ta tìm hiểu 32 tướng tốt và 80 vẽ đẹp của Phật như trong kinh đã ghi.
Trước chúng ta nói về 32 tướng tốt:
1. Dưới lòng bàn chân bằng thẳng không có lòm lõi.
2. Dưới lòng bàn chân có hình bánh xe, với ngàn tăm xe trục xe, vành xe đầy đủ.
3. Chân tay mềm mại không thô cứng.
4. Ngón tay nhỏ dài trắng nỏn như tuyết
5. Tay chân có màng da lưới.
6. Gót chân thon tròn đầy không có lồi lõm.
7. Có mắt cá tròn
8. Ống chân tròn đầy như con nai chúa.
9. Tay dài quá gối, lưng thắng như núi.
10. Nam căn ẩn tàng bên trong
11. Tướng lưỡi rộng dài
12. Mỗi chân lông chỉ mọc 1 sợi lông có màu xanh và thoảng ra mùi thơm
13. Lông mọc xoáy lên và xoáy về hướng mặt.
14. Thân hình có màu sắc như vàng kim.
15. Thân có hào quang, phát ra các phía.
16. Da mịn trơn nhu nhuyến như dầu.
17. Hai vai bằng thẳng không khuyết
18. Hai nách đầy đặn không có lỏm
19. Thân cao thẳng, uy nghi đỉnh đạc
20. Thân hình đoan chánh không có cong vẹo uốn éo
21. Lòng bàn tay chân bằng thẳng
22. Có đủ 40 răng
23. Răng đều đặn và trắng đẹp
24. Răng bằng thẳng không hở khuyết.
25. Hai má tròn đầy như má sư tử
26. Trong cổ họng thường tiết ra nước bột đầy đủ cam lồ mỹ vị
27. Lưỡi rộng ,dài và mềm mại.
28. Âm thanh như tiếng chim Ca lăng tầng già, ở xa cũng có thể nghe.
29. Mắt màu tím thẫm, trong như nước biển
30. Lông mi đặc thù phi phàm.
31. Giữa hai lông mày có lông trắng phóng hào quang
32. Trên đảnh đầu có nhục kế, và không nhìn thấy đảnh đầu.
Thứ đến là 80 vẽ đẹp:
1. Không thấy đảnh tướng
2. mũi cao thẳng, lổ mũi không lộ
3. Lông mày như trăng non
4. Trái tay rũ xuống
5. Thân rắn chắc
6. khớp xương chắc như móc khoá
7. Mỗi lúc trở mình chuyển hình như voi chúa
8. Đi cách đất và có ấn dấu chân
9. Móng như màu đồng đỏ
10. xương đầu gối tròn đẹp
11. Thân trong sạch
12. Da mềm mại
13. Thân cao đẹp không cong vẹo
14. Ngón tay tròn thon nhỏ
15. Vân tay ẩn kín
16. Mạch sâu chẳng hiện
17. Mắt cá ẩn
18. Thân mềm mại mượt mà
19. Thân hình tròn đầy
20. Không uốn éo
21. Dung nghi đầy đủ
22. Đi đứng khoan thai
23. Đứng không động
24. Uy chấn hết thảy
25. Người thấy được an lạc
26. Khuông mặt vừa vặn
27. Dung mạo đoan chính
28. Diện mạo viên mãn
29. Môi màu sắc đỏ
30. Âm thanh vang trầm trong vắt
31. Rốn sâu tròn đẹp
32. Lông xoáy về hướng phải
33. Tay dài qua gối
34. Tay chân như ý
35. Vân tay sáng thẳng
36. Vân tay dài
37. Vân tay chẳng đứt
38. Người thấy hoan hỷ
39. Mặt rộng và đẹp
40. Mặt như vầng trăng tròn
41. Nói năng hoà nhã
42. Lỗ chân lông xuất ra mùi thơm
43. Trong miệng thaỏng ra hương thơm
44. Dáng điệu cử chỉ như sư tử
45. Đi đứng như voi chúa
46. Tướng đi như ngỗng chúa
47. Đầu như trái Ma đà na
48. Các thành phần đầy đủ
49. Răng trắng đẹp
50. Lưỡi dài có màu đỏ
51. Lưỡi mỏng mà rộng
52. Lông nhiều và có màu hồng
53. Lông mềm mà mướt
54. Mắt dài và rộng
55. Tướng tử môn đầy đủ
56. Tay chân trắng hồng như màu hoa sen
57. Rốn không lộ
58. Bụng không lồi
59. Bụng thon đẹp
60. Thân khuynh động
61. Thân trì trọng
62. Thân lớn dài
63. Tay chân mềm mại sạch bóng
64. Bốn phía có hào quang dài một trượng
65. Khi đi có hào quang chiếu sáng khắp thân
66. Xem chúng sanh bình đẳng như nhau
67. Không xem thường chúng sanh
68. Thân tướng hùng vệ
69. Âm thanh không tăng giảm
70. Thuyết pháp không chấp trước
71. Tuỳ duyên thuyết pháp
72. Thứ đệ thuyết pháp
73. Pháp âm ứng với âm tahnh của chúang sanh
74. Chúng sanh ngắm thân Phật ngắm mãi không hết
75. Ngắm mãi không chán
76. Tóc dài và đẹp
77. Tóc dài không rối
78. Tóc xoắn đẹp
79. Tóc như màu ngọc xanh
80. Đầy đủ tướng tốt của bậc phước đức
Trên đã nói rõ 32 tướng tốt,80 vẽ đẹp của Đức Phật, như trong kinh đã ghi chép, tuy có chút them bớt nhưng kim dung của Ngài khác với phàm nhân, bất khả tư nghì.
Kỳ thật, Kim dung của Phật có thể hình dung trong 32 tướng tốt 80 vẽ đẹp, đó cũng là cách nói Phật có sắc tướng thân vàng cao 6 mét. Lúc đó có ngoại đạo hoài nghi nên dùng thước đo thử Phật cuối cùng cao bao nhiêu nhưng đo mãi mà vẫn không hết. Như tiểu thuyết Tây du Ký kể rằng: Tôn Ngộ Không nhảy lộn một cái là 18.000 dặm, thế nhưng lộn 10 cái cũng lộn không qua lòng bàn tay của Phật, như vậy chúng ta có thể hình dung được kim dung tướng tốt của Phật cao hơn cả núi Thái, sâu rông hơn cả đại dương.
Trong 32 tướng tốt có tướng lưỡi rộng dài, đó là hình dung âm thanh thuyết Pháp của Phật, ở rất xa cũng có thể nghe. Âm thanh của Ngài có thể truyền đi xa bao nhiêu? Trong kinh Bảo Tích nói: “bậc đại thần thông đệ tử của Phật là ngài Mục Kiền Liên, có một lần muốn đo thử âm thanh thuyết pháp của Phật, liền bay đến Đông phương Phật quốc cách thế giới Ta bà xa vô cùng tận để đo lường âm thanh của Phât, và vẫn nghe được Phật thuyết pháp. Hiện tại ở châu Âu châu Mỹ phát sóng chúng ta cũng có thể nhận được huống chi công đức cao vời vợi của Phật xuất ra từ tướng lưỡi rộng dài biến khắp tam thiên đại thiên thế giới?32 tướng tốt 80 vẽ đẹp chỉ là phàm phu chúng ta hiểu về Phật, Kim dung tướng tốt chân chánh của Phật chẳng lẻ 32 tướng tốt 80 vẽ đẹp có khả năng bao hàm sao?
TÁM TƯỚNG THÀNH ĐẠO:
Kim dung của Phật tuy là tướng tốt vô luợng nhưng Ngài đản sanh trong nhân gian thì ngài vẫn là con người. Liên quan đến kim dung ứng hoá thân của Phật, giáo hoá ở nhân gian 80 năm, nói rõ trãi qua một đời của Đức Phật, đó là 8 tướng thành đạo, sau đây là lược thuyết 8 tướng.
Từ cõi Đâu Suất mà giáng sanh: Đức Phật được phật Nhiên Đăng thọ ký là bổ sanh bồ tát của thế giới Ta bà, trước phải ở nội viện của cõi Đâu suất trãi qua 4000 năm, để quán sát cơ duyên gíao hoá ở cõi Ta bà.
Nhập thai: Sau khi ở nội viện của cõi Đâu Suất tròn 4000 năm, cởi voi trắng sáu ngà từ cõi trời mà giáng thế, nhập thai vào nách phải của thánh mẫu Ma Gia.
Đản sanh:Vào ngày 8 tháng, đản sanh tại vườn Lâm tỳ ni, vừa đản sanh đã có thể đi bảy bước và nói rằng: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”.
Xuất gia: Lúc 19 tuổi, nhân vì cảm nhận được cuộc đời vô thường, kẻ mạnh ăn thịt kẻ yếu, cuộc đời nhiều bất công, liền quyết chí vượt thành xuất gia học đạo.
Hàng phục ma quân:Lúc tu đạo, nội tâm có ma phiền não tham sân si, ngoại cảnh có ma thanh sắc danh lợi, chinh phục các tà ác của ma quân và không bị nữ sắc mê hoặc. Đó là tinh thần hàng phục ma tất yếu của bậc vô uý đại hùng đại bi đại trí.
Thành đạo: Sau khi hàng phục ma ,vào ngày 8 tháng 12, trên toà kim cang dưới cội Bồ đề, lúc sao kim mọc chứng thành chánh giác.
Chuyển pháp luân: Sau khi thành đạo suốt 50 năm giảng kinh thuyết pháp, đem chân lý truyền khắp nhân gian, làm cho bánh xe pháp thường chuyển ở đời.
Niết bàn: Ngày 15 tháng 2 năm Ngài đúng 80 tuổi, nhân duyên giáo hoá đã viên mãn, vì động quy tịnh, đem sanh mệnh hoà nhập vào vũ trụ tạo hoá, dưới cội Sala thị hiện niết bàn.
Đức Phật là bậc đại thánh ở thế gian và đã sanh ra ở thế gian này,tướng hảo kim dung của Ngài tuỳ theo mỗi thời như trẻ thơ, nhi đồng, thanh niên, tráng niên, lão niên mà không giống nhau, tôn giả Đại Ca Diếp bảo đại thần Vũ Xá hoạ vẽ 8 tướng thành đạo, thông qua đó nói rõ di tích một đời hoằng hoá của Phật.
Kim Thân bị nạn:Thánh thân kim dung của Đức Phật sao mà trang nghiêm tốt đẹp, chúng ta cứ nghĩ rằng ứng thân của phật sinh hoạt tại thế gian, tuỳ tâm như ý không có gì là trở ngại, đó là cách nghỉ sai lầm.
Gíao Pháp của Phật nói rõ sự vô thường khổ của thế gian, những người đã thành phật rồi, có xa lìa vĩnh viễn và nằm ngoài định luật này không? Tuyệt đối không có đạo lý như vậy.Từ biến hoá thánh thân kim dung một đời của Phật, nói rõ chân lý chư hành vô thường của thế gian. “ Thân giáo phải khớp với ngôn giáo”, Đức Phật giảng về đạo lý khổ- vô thường- vô ngã ở thế gian mà ngược lại thân Ngài thì ngàn năm trẻ mãi, không bệnh, không già như vậy chẳng phải mâu thuẩn đó sao? Đức Phật thị hiện ở thế gian ngài có sắc thân nên kim dung tướng hảo cũng phát sanh không ít những tai nạn.
Bất luận nói thế nào, những công đức tu tập tích tụ nên 32 tướng tốt,80 vẽ đẹp luôn vì có thân tướng hữu vi, không phải là pháp thân vô vi, thánh thân kim dung hữu vi biến hoá của Phật bị các tai nạn cũng là việc bình thường thôi.
Lúc Phật đi đường gặp hai tai nạn, một lần là Ngài đi qua núi Kha địa la bị một cây độc có tên là Khiếp đà la gỗ rớt xuống tua tủa làm mắt cá bị thương ; lần thứ hai là lúc Ngài đi ngang dưới chân núi Kỳ xà quật bị Đề Bà Đạt Đa lăn đá xuống làm cho chân phải rướm máu. Đức Phật cũng tuyên bố trong đại chúng hai lần Ngài bị bệnh. Một là lúc danh y Xà Bà điều trị bệnh kiết cho Ngài; lần khác là lưng ngài đau sai tôn giả Anan vào thành xin sữa và bảo tôn giả Đại Ca Diếp trì niệm Thất bồ đề phần thì Ngài mới hết đau. Đức Phật cũng có hai lấn gặp nạn đói, là lúc an cư ở thôn Bà La gặp năm mất mủa đói khát, trong 3 tháng an cư chỉ ăn lúa ngựa, lần khác thì đi khất thực nhưng không có thức ăn mang bình bát không về nhịn đói chờ đến ngày mai.
Đức Phật cũng bị một phụ nữ ngoại đạo vu oan, bị vua Thiện Gíac của thành Câu Lợi phê phán và những người này đều nhận lấy kết quả bất hạnh. Một nhà tôn giáo vĩ đại luôn có tai nạn bức hại thử thách tinh thần.
Kim dung thánh thân của Phật gặp rất nhiều tai nạn như vậy, chúng sanh nếu không hiểu được ý nghĩa sâu xa của lý nay dể sanh tâm nghi ngờ. Vì thế vua Ba Tư Nặc nước Kiều Tát La đã từng đưa ra vấn đề này thỉnh vấn Đức Phật như sau: “Bạch Thế Tôn! Kim dung tướng hảo của Ngài, phẩm đức oai nghiêm, trên trời và nhân gian không ai có được, nhưng trong sự nghiêp truyền bá chân lý của Ngài, vì sao phải gặp một số tai nạn” ?
Phật dạy: “Đại vương! pháp thân của chư Phật Như Lai là thân vĩnh hằng, nhưng vì độ chúng sanh mới có ứng hiện những tai nạn, những việc như: mắt cá chân bị thương, đau lưng, xin sữa, uống thuốc cho đến niết bàn, phân chia xá lợi xây tháp cúng dường tất cả đều là những phương tiện thiện xảo là vì muốn cho chúng sanh biết được nghiệp báo không mất, làm cho chúng sanh có tâm sợ sệt mà đoạn trừ tội lỗi, tu các hạnh lành mới chứng đắc pháp thân vĩnh hằng, tuổi thọ vô cùng ,quốc độ thanh tịnh, không có sắc thân hữu vi lưu luyến thế giới Ta bà.
Vua Ba Tư Nặc nghe xong dứt hết nghi ngờ, vui vẽ reo mừng, Vua không chỉ hiểu thấu đáo được kim dung của Phật mà còn thể hội được tâm từ bi sâu xa của Phật!
Đức Phật bậc thầy vĩ đại, kim dung thánh thân của Ngài tuy chúng ta không thấy nhưng Ngài vẫn sống mãi trong tâm chúng ta. Hình ảnh trăm vạn nhân thiên của Linh sơn hội thượng và Phật trang nghiêm tướng hảo ngồi chính giữa vẫn còn lởn vởn trong đầu chúng ta: “ Trên trời dưới đất không ai bằng Phật, mười phương ba đời cũng không ai sánh kịp; Tất cả những người ở thế gian con nhìn thấy, hết thảy không ai như Phật vậy”.
3. CHÂN THÂN CỦA ĐỨC PHẬT
Chân thân vô tướng: Thánh tượng của Đức Phật, chúng ta đi đến đâu cũng có thể chiêm ngưỡng; Kim dung của Phật, hơn 2500 năm trước quả là đã xuất hiện ở thế gian, nhưng chân thân của Phật có hình tướng như thế nào?
Chân thân của Phật là pháp thân, pháp thân mới là hình tướng chân chánh của phật, nhưng pháp thân vô tướng hàng Bồ tát củu trụ còn không thể thấy, huống gì chúng ta là những chúng sanh bị vô minh phiền não che mờ? Pháp thân, vô vi vô tác, không hình không tướng, không đến không đi, không đầu không cuối, chúng ta làm sao mới có thể nhìn được Pháp thân của Phật chứ?
Trong kinh có chép: “đoạn một phần vô minh, chứng một phần pháp thân” cho nên có thể thấy Pháp thân không phải ở trên hình tướng mà thấy, mà hình tướng của Pháp thân hoàn toàn là do tu tập.
Trong kinh Hoa Nghiêm có ghi: “ Pháp tánh vốn vắng lặng, không thể chấp thủ cũng không thể thấy, tánh không tức là cảnh Phật, không thể suy lường được”. Pháp thân xa lìa cảnh giới ngôn ngữ, văn tự và suy luờng, “nếu có người muốn biết cảnh giới Phật, tâm ý nên thanh tịnh như hư không”. Pháp thân là hư không thân, tuy không hình không tướng, không nói không thấy, nhưng vô hình mà không phải vô hình ,vô tướng mà không phải vô tướng. pháp thân biến khắp mười phương, bao trùm pháp giới.
Có một lần Thượng toạ Thái Nguyên Phù giảng kinh Niết Bàn tại Dương Châu, giảng đến đoạn tam đức của Pháp thân, giảng rộng về đạo lý pháp thân. Lúc đó có vị thiền sư đang ngồi trong hội chúng nghe được liền cười. Thượng toạ Thái Nguyên Phù giảng kinh xong thì y áo chỉnh tề đãnh lễ vị thiền sư đó thưa: “đệ tử vừa giảng về Pháp thân, có chổ nào không đúng”? Thiền sư nói: “nếu ngài muốn giảng Pháp thân, xin ngài ngưng nói ba ngày, nhắm mắt suy nghĩ, pháp thân cuối cùng có hình tứơng như thế nào”?Thượng toạ nghe xong thì tuyên bố trong chúng hội ngưng giảng kinh Niết Bàn ba ngày,tự mình nhắm mắt tham cứu, ba ngày sau hình như đã có sở ngộ về Pháp thân, vui vẽ nói:
Lý của pháp thân giống như hư không,
Bao hết ba đời biến khắp muời phương
Bao trùm bát cực bao quát lưỡng nghi
Tuỳ duyên phú cảm không đâu mà không biến.
Từ công án này chúng ta có thể thấy Pháp thân không thể từ trên hình tướng mà hiểu cũng không thể dùng ngôn ngữ mà nói rõ được. Kim dung thánh tượng, hoặc nói hoặc nhìn thì có thể biết nhưng chỉ có pháp thân không thể lấy mắt tai để biết, chân thân vô tướng của Phật nên dùng tâm mà hiểu.
Tác dụng của Pháp thân:Thể của pháp thân tuy không có hình để thấy có tướng để xem nhưng Dụng vi diệu đức tướng trang nghiêm của Pháp thân không phải hoàn toàn không thấy được. Đại luận nói: “ Thể pháp thân xét tận cùng không ngoài thân tướng hảo này; không lìa khỏi pháp thân tuy hai mà không khác”. Kim dung thánh thân của Phật không phải là pháp thân, nhưng kim dung thánh thân lại từ pháp thân mà hiện các tướng dụng
Mật tích kinh nói: “Thánh thân Phật tuy có phân thành pháp thân, báo thân, ưng thân tuy có ba nhưng cũng không khác bởi vì ứng thân báo thân là từ pháp thân lý thể mà hiển hiện, lìa pháp thân sẽ không có báo thân và ứng thân. Cho nên từ kim dung của ứng thân cũng có thể biết được Pháp thân của Phật. Khi Phật ứng hoá ở thế gian đến khắp nơi thuyết pháp, trong mỗi pháp hội giảng kinh, có khi thấy thân Phật là sắc vàng, có thấy thân Phật sắc bạc thậm chí thấy thân Phật là màu sắc lưu ly sa cừ mã não, có lúc thấy Phật và người khác nhau, có lúc thấy Phật cao 6 thước cùng với chuyển luân vương không đồng, hoặc là ba thước trăm ngàn thước các loại thân không giống. Thậm chí âm thanh thuyết pháp của Phật cũng có các loại không đồng, có lúc âm thanh mềm mại vi diệu, có khi âm thanh vang dội như sư tử hống. Các thời pháp cũng tuỳ theo căn cơ của thính chúng mà nghe có khác có khi nghe bố thí trì giới,có khi nghe thiền định trí tuệ, giải thoát, đại thừa,…như thế sao có thể nói là kim dung hảo tướng bình thường được? Đó không phải là từ bản thể chân thân mà hiển hiện ra thần lực pháp thân bất khả tư nghì đó sao?
Từ trong các kinh điển chúng ta có thể thấy Gíao chủ Thích Ca, thường thường cùng trong một thời gian nhưng ở trong ngàn vạn quốc độ làm Phật sự có các danh hiệu các hình tướng và các cách giáo hoá khác nhau, đó không phải là tướng dụng của tất cả hiển hiện từ pháp thân đó sao? Nếu không có Pháp thân làm sao hiện các tướng dụng mà đến nơi này? Quốc độ của một Phật là tam thiên đại thiên thế giới, thế giới Ta bà chỉ là một thế giới nhỏ trong tam thiên đại thiên đó, Đức Phật ứng hiện ở thế gian, nếu không có pháp thân làm sao hiện tướng dụng đến khắp nơi và thế nào có thể giáo hoá được tam thiên quốc độ?
Khởi Tín luận nói: “Pháp thân tự thể đã có ánh sáng trí huệ rộng lớn, chiếu khắp pháp giới. Do vậy có thể biết, tất cả thế giới Ta bà không có cái gì là không phải tướng dụng của Pháp thân, nên nói “ tiếng suối chảy là tướng lưỡi rộngdài, núi xanh biếc cũng là pháp thân thanh tịnh” “ hoa vàng rực rỡ là Bát nhã, trúc xanh mơm mởn cũng luôn là pháp thân”. Trong con mắt của bậc thánh giác ngộ không có một cái gì không phải là chân thân của Phật, khắp cả vũ trụ kông nơi nào mà không có chân thân của Phật. Phật Đà vì có thân hữu vi mà có nhập niết bàn, đó là khế hợp pháp tánh của Phật,chân thân của Phật biến vào trong tất cả pháp, không có một pháp nào mà không có chân thân Phật. Đức Phật cho đến ngày nay vẫn còn sống cùng chúng ta,chúng ta sống trong Pháp thân của Phật.Kinh Lăng Nghiêm nói: “mười phương hư không thế giới đều là trong tâm của Như Lai, như mặt trời giữa hư không, đều là chân thân của Phật ,vũ trụ vạn tượng đều là tướng dụng của chân thân Phật.
Nơi nơi đều có Pháp thân: Pháp thân là chân thân của Phật, chân than này biến khắp muời phương hư không pháp giới, hào quang chiếu vô lượng quốc độ, chỉ có Bồ tát đầy đủ Thập trụ Mới có thể thường nghe được diễn thuyết diệu pháp của Pháp thân. Pháp thân lá cảnh giới của Phật, Kinh Lăng Nghiêm chép: “Nước trong đại dương co thể uống hết, bụi trong vũ trụ có thể đếm được,gió trong hư không có thể cột lại nhưng cảnh giới của Phật thì không thể nói được”.
Đức Phật trong các kinh điển luôn luôn chỉ đạo các đệ tử tu tập nên nhận thức về chân thân của Phật rất thân thiết. Đức Phật cũng dạy: “ thấy duyên khởi tức thấy pháp, thấy pháp tức thấy Phật”, pháp thân của Phật tức tự tánh của các pháp, nếu có khả năng từ pháp duyên khởi, hiểu thông tánh không của các pháp và như thế là có thể thấy đựơc chân thân của Phật. Kinh Kim Cang cũng viết: “Chổ nào có kinh điển thì chổ đó có Phật”. Trong pháp có phật, tin pháp là tin Phật, gọi là phật bởi vì Ngài có thể khế hợp pháp tánh, chứng ngộ pháp tánh và cùng pháp tánh hoà thành một thể; không tin pháp, không kính pháp,không hiểu pháp thì không thể nhận thức được chân than của Phật.
Đức Phật ứng hoá thân vì nhân duyên, nhân duyên hết rồi thì nhập niết bàn, hàng đệ tử nhìn cảnh Phật niết bàn rất đổi bi thương, Phật liền dạy: “các ngươi chớ có bi thương, ứng thân hữu vi tuổi già này cũng như chiếc xe cũ mục, chiếc xe cũ mục lúc hư, nếu đem sữa lại sử dụng đó không là phương pháp tốt nhất, nếu cái sanh mệnh nhục thể hữu vi của ta sống ngàn vạn năm cùng các ngươi nhưng có hợp tất có biệt ly, đó là đạo lý không thay đổi được! Đức phật vào niết bàn ở trong pháp tánh chiếu cố đến các ngươi làm cho sanh mệnh của Phật tương ưng với pháp thân vô vi, sanh mệnh này song hành cùng trời đất, chiếu sáng như mặt trời mặt trăng, các ngươi sau này nên y theo giáo pháp của Ta mà hành, màu lục của dương liễu đó ,màu xanh của tùng bách đó đều là pháp thân của Phật”nếu có thể y theo giáo pháp của Phật mà hành thì thấy được chân thân của Phật.
Do đó, các pháp tam vô lậu học giới định huệ là chân thân của Phật, 37 phẩm trợ đạo, thập lực, tứ vô uý,…là chân thân của Phật. Thậm chí hành một số pháp vì tăng đoàn đều là chân thân của Phật.
Chân thân thường trụ:Chân thân của Phật, pháp thân hụê mệnh của Phật là sáu pháp lục hoà của Tăng đoàn. Đức Phật thường nói: “ nếu cúng dường tăng tức là cúng dường Ta rồi” Phật sao mà xem trọng chúng tăng đến thế, cho nên “tiếp nối long mạch Phật pháp”, “kế tục hụê mệnh của Phật”, đều nương vào tăng đoàn, hy vọng tăng đoàn sau này không nên nghĩ rằng Phật đã vào niết bàn rồi, nên biết sức từ bi của Phật luôn gia trì chúng ta, chúng ta nên đi về mọi nơi để hoằng Pháp lợi sanh, làm cho chân thân Phật biến khắp nơi trên thế giới.
Hoàng đế Thuận Tông đời Đường không biết chân thân Phật cuối cùng sẽ ở đâu, nên đến Phật Quang Như Mãn thiền sư thỉnh vấn như sau:
“Phật từ xứ nào đến
Diệt rồi đi về đâu
Đã nói thường trụ thế
Hiện tại Phật ở đâu”?
Thiền sư đáp:
“Phật từ vô vi đến
Diệt trở về vô vi
Pháp thân đầy hư không
Thường trụ vô tâm xứ
hữu niệm quy vô niệm
Hữu trụ quy vô trụ
Đến vì chúng sanh đến
Đi vì chúng sanh đi
Biển thanh tịnh chân như
Thể thường trụ sâu xa
Trí giả khéo suy nghĩ
Chớ có nên hoài nghi”.
Hoàng đế trả lời thiền sư và vẫn còn hoài nghi
“Phật tại hoàng cung sanh
Diệt tại rừng song thọ
Trụ thế bốn chín năm
Lại nói không thuyết pháp
Sơn hà và đại hải
Trời đất và nhật nguyệt
Đến thời quy về hết
Ai nói không sanh diệt
Nghi tình như ở đây
Trí giả khéo phân biệt”.
Thiền sư lại trả lời:
“Phật thể vốn vô vi
Mê tình vọng phân biệt
Pháp thân khắp hư không
Chưa từng có sanh diệt
Hữu duyên Phật ra đời
Hết duyên Phật nhập diệt
Xứ xứ hoá chúng sanh
Giống như trăng dưới nuớc
Không thường cũng không đoạn
Không sanh cũng không diệt
Sanh cũng chưa từng sanh
Diệt cũng chưa từng diệt
Thấy rõ vô tâm xứ
Tự nhiên không pháp thuyết”.

XÁ LỢI PHẬT VÀ LỢI ÍCH KHI CHIÊM BÁI






Việc thờ phượng và chiêm bái Xá-Lợi Phật đã được phổ biến đến Phật tử Việt Nam rất lâu. Xá-Lợi Phật là phần di thể còn lại sau lễ hỏa táng nhục thân của một bậc vĩ nhân đã sanh ra trong hoàng tộc Sākya: Thái tử Siddhattha (Sĩ-đạt-ta). Ngài đã từ bỏ ngai vàng, vợ đẹp, con thơ, lên đường tầm cầu giải thoát, đã thanh lọc mọi ô nhiễm trong tâm và trở thành bậc hoàn toàn giác ngộ, sau đó đã tận tụy 49 năm dìu dắt chúng sanh thoát qua biển khổ trầm luân của hiện hữu.
Với lòng từ bi vô lượng, Ngài đã để lưu lại Xá-Lợi ở thế gian này sau khi viên tịch Niết Bàn để cho chúng sanh đời sau còn có duyên may chiêm bái và cúng dường. Vì thế, Xá-Lợi Phật là bằng chứng hùng hồn nhất về sự hiện diện của Ngài và ý nghĩa của sự xuất hiện ấy không ngoài mục đích giúp cho chúng sanh đoạn tận mọi khổ đau, thành tựu cứu cánh giải thoát Niết Bàn, không còn luân hồi sanh tử.
Do lòng kính trọng ân đức Phật Bảo nên chúng ta quý trọng và tôn thờ những gì có liên quan đến Ngài. Do sự bày tỏ lòng tôn kính qua hình thức chiêm bái cúng dường đến Xá-Lợi của Ngài, nghiệp quả lành sẽ phát sanh, đồng thời niềm tin vào con đường giải thoát sẽ được củng cố và tăng trưởng. Việc xây dựng các ngôi bảo tháp thờ Xá-Lợi Phật, trước tiên ở cõi trời, kế đến là Ấn Độ, sau đó là Tích Lan, v.v... và hiện nay đang được tiến hành tại nhiều nơi trên thế giới cũng không ngoài mục đích trên.

Xá Lợi là gì?
Xá lợi được phiên âm của từ “sarira”, nghĩa đen là “những hạt cứng”. Danh từ Xá Lợi không phải là xa lạ đối với người Á Châu. Người con Phật vẫn thường nghe nói đến Xá Lợi, và của chư Tổ. Không phải ai cũng có đủ duyên lành được chiêm ngưỡng.
Xá Lợi là sự kết tinh kỳ diệu của sự thành đạt tâm linh, của sự phát triển tột cùng của hạnh từ bi và trí tuệ. Xá Lợi có những hình dạng như những viên ngọc trai hay đá quí nhiều màu sắc, long lanh như ngọc, rắn như kim cương, búa đập không vỡ, lửa thiêu không cháy, thu nhặt được sau lễ trà tỳ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các bậc Thánh đệ tử và các vị Đại Sư.
Theo ghi chép trong lịch sử Phật giáo, khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni viên tịch, hàng đệ tử làm lễ trà tỳ. Sau khi lửa tàn, họ phát hiện trong tro có rất nhiều tinh thể trong suốt, hình dạng và kích thước khác nhau, cứng như thép, lóng lánh và tỏa ra những tia sáng muôn màu, giống như những viên ngọc quý. Họ đếm được cả thảy 84.000 viên, đựng đầy trong 8 hộc và 4 đấu. những vật thể đó được đặt tên là Xá lợi, là bảo vật của Phật giáo.

Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh đẳng chánh giác!


Xá lợi của hàng đệ tử:
Có thể nói hầu hết đệ tử của đức Phật từ hàng xuất gia đến tại gia đều có Xá lợi sau khi hỏa táng. (ngoại trừ người đó mắc bệnh tiểu đường, ung thư…) Kích cỡ và màu sắc cũng có khác nhau, nhưng có chung một điểm là: “Chẳng phải kim loại, chẳng phải phi kim, cũng chẳng phải kim cương đốt không cháy, thậm chí vẫn sáng lấp lánh màu sắc, thách thức với thời gian, chẳng mảy may hư hỏng”.
Những năm gần đây, lịch sử Phật giáo và giới khoa học đã ghi lại khá nhiều trường hợp các vị cao tăng sau khi viên tịch, hỏa thiêu đã để lại xá lợi. Tháng 12/1990, Hoằng Huyền pháp sư ở Singapore viên tịch, sau khi thi thể được hỏa thiêu, người ta phát hiện thấy trong phần tro của ngài có 480 hạt cứng, loại cỡ như hạt đỗ tương, loại nhỏ bằng hạt gạo, trông gần như trong suốt và tỏa sáng lấp lánh như kim cương. Sau khi phân tích, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng đó chính là xá lợi.
Tháng 3/1991, Phó hội trưởng Hội Phật giáo Ngũ Đài Sơn, ủy viên thường vụ Hội Phật giáo Trung Quốc, sau khi viên tịch đã được hỏa táng theo tâm nguyện của ngài. Trong tro có tới 11.000 hạt xá lợi, đạt kỷ lục thế giới từ trước đến nay về những trường hợp xá lợi được ghi nhận chính thức.
Viên xá lợi có thể to như quả trứng vịt, đó là trường hợp của pháp sư Khoan Năng, vị trụ trì Tây Sơn Tẩy Thạch Am ở huyện Quế Bình, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Ngày 27/9/1989, ngài viên tịch ở tuổi 93. Sau khi hỏa thiêu, người ta tìm thấy trong tro hài cốt 3 viên xá lợi màu xanh lục, trong suốt, đường kính mỗi viên lên tới 3-4 cm, tựa như những viên ngọc lục bảo.

Trái tim thành xá lợi
Trường hợp Bồ Tát Quảng Đức tự thiêu vào ngày 20 tháng 4 năm Quý Mão tức ngày 11 tháng 6 năm 1963 sau khi thiêu còn trái tim, người ta đã dùng lửa đến 4.000 độ, xương thịt cháy tiêu hết. Duy chỉ có trái tim của Ngài vẫn còn nguyên, được thiêu lần thứ hai vẫn không cháy. Trần Quang Tuyến tìm cách hủy trái tim này trước sự chứng kiến của nhiều người để dập tắt niềm tin của Tăng Ni Phật tử cả nước. Tuyến đã dùng axit đổ vào trái tim của Hòa thượng Thích Quảng Đức, tuy nhiên, đổ vào bao nhiêu axit cứ trôi đi bấy nhiêu, không thẩm thấu vào được. Ông Diệm đã mời các nhà khoa học Mỹ đến tìm cách phá hủy trái tim này. Người Mỹ đã dùng hồ quang điện (lửa hàn), thứ nóng nhất mà họ có, để đốt trái tim. Tuy nhiên, ngọn lửa nhiều ngàn độ C xanh lét, làm tan chảy cả sắt cũng không đốt cháy được trái tim lạ kia. Những nhà khoa học Mỹ lúc đó mới tin vào sức mạnh bất diệt của Phật giáo. Đốt không được, phá hủy không xong. Một trái tim bất diệt!

Xá lợi tim của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tháng 6/1994, pháp sư Viên Chiếu, 93 tuổi, trụ trì chùa Pháp Hoa (núi Quan Âm, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc) trong một buổi giảng kinh tối đã nói với các đệ tử: “Ta sẽ để lại trái tim cho chúng sinh”. Sau đó vị sư nữ này ngồi kiết già và viên tịch.
Sau khi ngọn lửa tắt, trái tim vẫn còn mềm, nóng, rồi mới nguội dần và cứng lại, biến thành một viên xá lợi lớn, màu nâu thẫm. Khoảng 100 đệ tử có mặt trong lễ hỏa táng đã tận mắt chứng kiến hiện tượng lạ lùng đó.
Ngoài ra các đệ tử còn thu được 100 viên xá lợi to nhỏ khác nhau. Có viên thì hình tròn (xá lợi tử), có viên lại nở xòe ra như những bông hoa (xá lợi hoa). Những bông xá lợi hoa trông rất đẹp, lóng lánh như những bông hoa tuyết, chung quanh còn được giát bằng những hạt xá lợi nhỏ cỡ hạt gạo, sắc đỏ, vàng, lam, nâu... hết sức kỳ diệu.

Khoa học chưa giải thích được Xá lợi.
Gần đây, giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng huyền bí được nhà Phật nói đến trong kinh điển. Thế nhưng khi bắt tay vào nghiên cứu hiện tượng xá lợi, họ đã gặp không ít trở ngại.
Phương Tây, người ta không tin là có xá lợi Phật Tổ. Mãi đến năm 1997, ông Peppé người Pháp khi tiến hành khảo cổ tại vùng Piprava, phía nam Népal, đã tìm thấy những viên xá lợi đựng trong chiếc hộp bằng đá. Trên hộp có khắc những văn tự Brahmi, nội dung như sau: “Đây là xá lợi của đức Phật. Phần xá lợi này do bộ tộc Sakya, nước Savatthi phụng thờ”. Khám phá này đã chứng minh: Những gì được ghi trong kinh Trường A Hàm và một số kinh sách khác về việc phân chia xá lợi đức Phật thành 8 phần cho 8 quốc gia cổ đại khi Phật nhập Niết bàn là có thật. Điều kỳ lạ là trải qua hơn 25 thế kỷ, xá lợi đức Phật vẫn còn nguyên vẹn, lấp lánh màu sắc.
Về sự hình thành của những viên xá lợi, cho đến nay vẫn tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau. Các nhà xã hội học cho rằng, do thói quen ăn chay, thường xuyên sử dụng một khối lượng lớn chất xơ và chất khoáng, quá trình tiêu hóa và hấp thu rất dễ tạo ra các muối phosphate và carbonate. Những tinh thể muối đó tích lũy dần trong các bộ phận của cơ thể và cuối cùng biến thành xá lợi.
Tuy nhiên, giả thuyết này không đủ sức thuyết phục. Bởi lẽ số người ăn chay trên thế giới có tới hàng trăm vạn, nhưng tại sao không phải ai khi hỏa táng cũng sinh xá lợi? Số người theo đạo Phật cũng nhiều vô kể, thế nhưng tại sao trong cơ thể những tín đồ bình thường lại không có xá lợi?
Một số nhà khoa học cho rằng, có thể xá lợi là một hiện tượng có tính bệnh lý, tương tự như bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật... Giả thuyết này cũng khó đứng vững. Bởi vì, sau khi đưa xác đi thiêu, trong phần tro của những người mắc các chứng bệnh kể trên không hề phát hiện xá lợi. Mặt khác, những cao tăng có xá lợi thường sinh thời thường rất khỏe mạnh, tuổi thọ cũng rất cao.
Nhà Phật cũng có những quan điểm riêng về vấn đề xá lợi. Quan điểm thứ nhất cho rằng xá lợi là kết quả của quá trình tu hành và khổ luyện. Quan điểm thứ hai cho rằng đó là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức, chỉ xuất hiện ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn làm việc thiện.
Tuy nhiên, cuối cùng thì xá lợi đã được hình thành như thế nào? Thành phần của nó ra sao? Chẳng phải kim loại, chẳng phải phi kim, cũng chẳng phải kim cương, lục bảo, chỉ là tro cốt còn lại của người tu hành sau khi hỏa táng; vậy mà sao đốt không cháy, thậm chí vẫn sáng lấp lánh màu sắc, thách thức với thời gian, chẳng mảy may hư hỏng...? Hàng loạt câu hỏi như vậy cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

Ích lợi gì cho những người chiêm bái?
Vì là kết tinh của sự thành đạt tâm linh, nên, như lời dạy của Lạt Ma Zopa Rinpoche, “mỗi phần nhục thân và Xá Lợi của các Ngài chứa đựng một năng lực mầu nhiệm có thể làm căn lành tăng trưởng và nghiệp ác giải trừ”. Vì thế, Xá Lợi có năng lực cảm hóa tâm người, phát triển lòng bác ái trong nội tâm của những ai có cơ duyên được chiêm bái Xá Lợi. Phật đã từng dạy rằng có bốn nơi chốn đặc biệt: “nơi ta được sanh ra, nơi ta giác ngộ, nơi ta thuyết pháp và nơi ta nhập diệt. Sự thăm viếng một trong bốn nơi chốn này giống như sự gặp gỡ với chính bản thân ta.” Vậy thì khi chiêm ngưỡng Xá Lợi cũng tương tợ như thế.
Cho nên, những viên Xá lợi là tinh cốt còn lưu lại có công năng thù thắng, giúp tăng trưởng các điều lành thiện và tiêu trừ những điều xấu ác. Chỉ cần thành tâm, chúng ta có thể cảm nhận được năng lực mầu nhiệm của Xá Lợi.
Trong Kinh Sư Tử Hống, đức Phật dạy: “Dù là bây giờ, cúng dường Như Lai, hay là mai sau, cúng dường Xá lợi, công đức tích tụ, ngang bằng như nhau, và quả gặt hái ngang bằng như nhau.”
Dù trong hiện tại chúng ta không đủ phước duyên để diện kiến đức Phật, nhưng cũng vẫn có đầy đủ thiện duyên để gặp được Xá lợi Phật cùng Phật pháp. Vậy mặc dù đức Phật không thị hiện ngay trước mặt chúng ta với sắc tướng quen thuộc của Ngài, chúng ta có thể thấy được Xá lợi Phật và vẫn còn có thể đạt giác ngộ.

Nên cúng dường Xá lợi như thế nào?
Cúng dường Xá lợi có ba cách:
1. Cúng dường tài vật, như tịnh tài, hoa, đèn, thực phẩm và thức uống.
2. Cúng dường tấm lòng kính ngưỡng tôn kính chư Phật bằng cách quét dọn nơi có Xá lợi, đảnh lễ cúng dường mạn đà la, xây tượng Phật và bảo tháp.
3. Cúng dường công phu hành trì: sống thuận theo chánh pháp, mở tấm lòng vị tha biết quan tâm cho người khác hơn bản thân, hay ít ra cũng khát khao cố gắng để được như vậy.

Nên nghĩ gì khi đến chiêm bái Xá lợi
Khi đến một nơi có Xá lợi, quan trọng nhất là đừng xem đây chỉ như một viện bảo tàng. Phải thấy Xá lợi chính là hiện thân của Phật và cũng là hiện thân của tất cả mọi tánh đức cao quí của đấng giác ngộ. Và dòng ánh sáng trắng rót xuống đỉnh đầu, tất cả ác nghiệp thân miệng ý kết thành khói đen, hay thành nước đục, và bị tống ra khỏi thân thể qua các lỗ chân lông.

Khi thân thể bị bệnh
Chúng ta nên đến trước Xá lợi, quán tưởng có luồng ánh sáng rót xuống đỉnh đầu của mình và chúng sinh, thấy tật bịnh cùng tất cả những gì làm giảm hại sức khỏe kết lại thành mũ máu và bị tống ra khỏi thân thể từ hai gót chân.

Chiêm bái Xá lợi lúc tâm bất an
Gặp việc phiền não trong gia đình hay bạn bè gây gỗ, chúng ta có thể đến chiêm bái Xá lợi, đi nhiễu quanh Xá lợi (đi quanh theo chiều kim đồng hồ). Quán tưởng các bậc thiện thệ giải thoát, nhờ siêng năng đoạn khổ đau, không chấp trước, luôn hỷ xả nên hình thành xá lợi. Nay con nguyện học theo hạnh đó xem phiền não: bò cạp, cóc, rắn rít…con cần phải tránh xa. Đồng thời cầu nguyện cho chúng sinh đang bị phiền não tác hại cũng nương theo đó mà được thanh tịnh. Thay vì than thân trách phận, tìm quên ở rượu chè nghiện ngập, phương pháp quán tưởng này sẽ giúp chúng ta đừng quá chú trọng đến bản thân, dùng khổ đau của chính mình làm động cơ thúc đẩy việc tu hành.

Khi bị chứng nghiện ngập
Hãy nhìn nhận là mình đang có vấn đề, nhớ lại tánh đức của Phật để phát tâm quy y, mong mình có được mọi tánh đức của Phật. Trong khi đi nhiễu quanh Xá lợi, quán tưởng dòng ánh sáng cam lồ trắng từ Xá lợi rót vào đỉnh đầu mình, thấy các loài rắn rết nhện sên (biểu hiện sự nghiện ngập) được tống ra khỏi thân thể, của mình và của chúng sinh. Rồi thấy mình đã thật sự được thanh tịnh hóa. Luyện tâm như vậy cho thật thuần thục để thắng cơn nghiện, rồi sẽ có lúc mùi rượu sẽ khiến chúng ta cảm thấy khó chịu.

Vì sao phải đảnh lễ và đi nhiễu quanh Xá lợi
Tôi một lòng kính lễ quí vị, và cầu mong quí vị nên đi nhiễu, đảnh lễ Xá lợi Phật. Làm như vậy để nhận lực gia trì của chư Phật, điều này thật quan trọng. Vì lợi ích của chúng sinh mà chư Phật phát tâm bồ đề; vì lợi ích của chúng sinh mà chư Phật bước trên con đường tu; và cũng vì lợi ích của chúng sinh mà chư Phật thị hiện giác ngộ viên mãn. Vì lý do này, chư Phật và Xá lợi Phật vô cùng mầu nhiệm, vẫn còn đó đầy đủ năng lực gia trì. Hiểu như vậy thì sẽ nhận được lực gia trì rất mãnh liệt. Cho dù tâm không định cũng vẫn có thể nhờ Xá lợi mà nhận được lực gia trì. Nhờ hiểu lý lẽ này, chúng ta có thể mau chóng giác ngộ. Cho dù không hiểu nhiều, chiêm bái Xá lợi cũng sẽ là nhân tố thành tựu đạo nghiệp trên bước đường tu tập và hướng đến giải thoát giác ngộ.
Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh đẳng chánh giác!
Kính lễ Tăng, người thừa chí cả, thay Thế Tôn truyền bá đạo mầu!

Đức Phật Trong Cái Nhìn Của Các Nhà Khoa Học

"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó". [Albert Einstein]

1. Nhân cách vĩ đại của Ðức Phật
Ðức Phật là hiện thân của tất cả các đức hạnh mà Ngài thuyết giảng. Trong thành quả của suốt 45 năm dài hoằng pháp, Ngài đã chuyển tất cả những lời nói của Ngài thành hành động; không nơi nào Ngài buông thả cái yếu đuối của con người hay dục vọng thấp hèn. Luân lý, đạo đức căn bản của Đức Phật là toàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến. [Giáo sư Max Miller, Học giả người Ðức]
Không một lời thô bạo nào được thấy thốt ra từ nơi Đức Phật trong cơn tức giận, chưa từng có một lời thô bạo được thấy trên môi Đức Phật kể cả trong lúc tình cờ. [- Tiến Sĩ S. Radhakrishnan]
Ðiều đáng chú ý nhất nơi Đức Phật là sự kết hợp gần như độc nhất của một đầu óc khoa học trầm tĩnh và thiện cảm sâu xa của lòng từ tâm. Thế giới ngày nay ngày càng hướng về Đức Phật, vì Ngài là người duy nhất tiêu biểu cho lương tâm của nhân loại. [Moni Bagghee, "Ðức Phật Của Chúng Ta"]
Các bạn thấy rõ Ngài là một nhân vật đơn giản, chân thành, đơn độc, một mình tự lực phấn đấu cho ánh sáng, một nhân vật sống chứ không phải là thần kỳ, tôi cảm thấy có một Người, đó là Ngài. Ngài đã gửi bức thông điệp cho nhân loại hoàn vũ. Có nhiều tư tưởng tuyệt diệu hiện đại của chúng ta rất gần gũi tương đồng với thông điệp của Ngài, tất cả những đau khổ, bất mãn trong cuộc sống, theo Ngài dạy: là do lòng ích kỷ. Lòng ích kỷ có ba dạng: - Một là tham vọng thỏa mãn cảm giác; - Hai là tham vọng muốn bất tử; - Ba là tham vọng thành công và trần tục. Con người trước khi có thể trở nên thanh tịnh, người đó phải ngưng sống theo giác quan hoặc cho riêng chính mình. Rồi con người đó mới trở thành một bậc đại nhân. Ðức Phật, qua nhiều ngôn ngữ khác nhau, năm trăm năm trước Chúa Christ, đã dạy con người đức tính vị tha. Trong một số chiều hướng Ngài rất gần gũi với chúng ta hơn, và đáp ứng được nhu cầu của chúng ta. Ðức Phật cũng tỏ ra sáng suốt hơn Chúa Christ trong sự quan tâm phục vụ con người và ít mơ hồ đối với vấn đề trường tồn bất tử của kiếp nhân sinh. [- H.G. Wells]
Tôi càng ngày càng cảm thấy đức Thích Ca Mâu Ni gần gũi nhất trong tính cách và ảnh hưởng của Ngài, Ngài là Ðường lối, là Chân lý và là Lẽ sống. [- Giám mục Milman]
2. Trí tuệ siêu việt của Đức Phật
Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, Đức Phật tuyên bố sự giải thoát, mỗi con người có thể đạt được do chính bản thân mình trong đời sống của mình trên thế giới mà không cần đến sự giúp đỡ của Thượng đế hay thánh thần nào. Ngài nhấn mạnh về giáo lý như lòng tự tin, thanh tịnh, nhã nhặn, giác ngộ, an lạc và lòng thương yêu nhân loại. Ngài cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của kiến thức, vì không có trí tuệ thì siêu linh nội tâm không xâm nhập trong đời sống của Ngài được. [- Giáo Sư Eliot, "Phật giáo và Ấn Ðộ giáo"]
Ðức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài còn biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người". Kiến thức của Ngài rất rõ ràng và độc lập không liên can gì đến thần thoại và hoang đường. Tuy nhiên, nơi đây lại còn cho thấy một hình thức vững vàng, tự nó biểu lộ được một cách rõ ràng và hiển nhiên để cho con người có thể theo Ngài. Vì lý do đó, Đức Phật không đòi hỏi phải tin nhưng hứa hẹn kiến thức. [- George Grimm, "Giáo Lý của Đức Phật"]
Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, Đức Phật khuyến dụ, khẩn cầu và kêu gọi con người không nên làm hại một sanh mạng, không nên dâng lời cầu nguyện, lời ca tụng, hay hy sinh (sanh mạng) cho các Thần linh. Với tất cả tài hùng biện trong sự thuyết giảng của Ngài, đấng Vô Thượng Sư có lần hùng hồn tuyên bố là Thần linh, nói cho đúng, cũng cần đến sự giải thoát cho chính họ. [Giáo Sư Rhys Dadis]
Ðức Phật không giải thoát con người, nhưng Ngài dạy con người phải tự chính mình giải thoát lấy mình, như chính Ngài đã tự giải thoát lấy Ngài. Con người chấp nhận giáo lý của Ngài là chân lý, không phải giáo lý này đến từ nơi Ngài, nhưng vì lòng xác tín cá nhân, thức tỉnh bởi những lời Ngài dạy, trỗi dậy bởi ánh sáng trí tuệ của chính mình. [- Tiến Sĩ Oldenburg, Một học giả Ðức]
Dường như người thanh niên bất diệt, hiền lành, ngồi khoanh chân trên hoa sen thanh tịnh với bàn tay phải dơ lên như khuyên nhủ như trả lời: "Nếu con muốn thoát khỏi sự đau khổ và sợ hãi, con hãy luyện tập trí tuệ và từ bi". [Anatole France]
Sự khác biệt giữa Đức Phật và một người bình thường giống như sự khác biệt giữa một người bình thường và một người mất trí. [- Một Văn Hào]
Nếu chúng ta hỏi, chẳng hạn, có phải vị trí một hạt nhân điện tử lúc nào cũng giữ nguyên không thay đổi, chúng ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi có phải vị trí của một hạt nhân điện tử thay đổi theo thời gian, chúng ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi có phải hạt nhân đó đang di động, chúng ta phải trả lời "không". Ðức Phật cũng đã giải đáp như vậy khi có người hỏi tình trạng bản ngã của con người sau khi chết; nhưng những câu trả lời như trên không phải là những câu trả lời quen thuộc theo truyền thống khoa học ở thế kỷ 17 và 18. [J.Robert Oppenheimer]
Nếu một vấn đề nào đó cần được đề ra, vấn đề đó phải được giải quyết trong hài hòa và dân chủ theo đường lối dạy bảo của Đức Phật. [- Tổng thống Nehru]
3. Cống hiến của Đức Phật với nhân loại
Trong thế giới giông tố và xung đột, hận thù và bạo lực, thông điệp của Đức Phật sáng chói như vầng thái dương rực rỡ. Có lẽ không bao giờ thông điệp của Ngài lại thiết yếu hơn như trong thời đại của thế giới bom nguyên tử, khinh khí ngày nay. Hai ngàn năm trăm năm qua đã tăng thêm sanh khí và chân lý của thông điệp này. Chúng ta hãy nhớ lại bức thông điệp bất diệt này và hãy cố gắng thi triển tư tưởng và hành động của chúng ta trong ánh sáng giáo lý của Ngài. Có thể chúng ta phải bình thản đương đầu cả đến với những khủng khiếp của thời đại nguyên tử và góp phần nhỏ trong việc khuyến khích nghĩ đúng (Chánh tư duy) và hành động đúng (Chánh nghiệp). [Tổng thống Nehru]
Trên quả địa cầu này, Ngài đem ý nghĩa những chân lý giá trị trường cửu và thúc đẩy đạo đức tiến bộ không chỉ cho riêng Ấn độ mà cho cả nhân loại. Ðức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại kỳ tài chưa từng thấy có trên hoàn vũ. [Albert Schweizer, một nhà lãnh đạo triết học Tây Phương]
Sự thanh tịnh của tâm linh và lòng thương yêu tất cả sinh vật đã được dạy dỗ bởi Đức Phật. Ngài không nói đến tội lỗi mà chỉ nói đến vô minh và điên cuồng có thể chữa khỏi bởi giác ngộ và lòng thiện cảm. [- Tiến Sĩ Radhakrisnan, "Ðức Phật Cồ Ðàm"]
Ðức Phật không phải là của riêng người Phật tử, Ngài là của toàn thể nhân loại. Giáo lý của Ngài thông dụng cho tất cả mọi người. Tất cả các tôn giáo khai sáng sau Ngài, đều đã mượn rất nhiều các tư tưởng hay của Ngài.. [- Một học giả Hồi Giáo]
Khi chúng ta đọc những bài thuyết giảng của Đức Phật, chúng ta cảm kích bởi tinh thần hợp lý của Ngài. Con đường đạo đức của Ngài ngay trong quan điểm đầu tiên là một quan điểm thuần lý. Ngài cố gắng quét sạch tất cả những màng nhện giăng mắc làm ảnh hưởng đến cái nhìn và định mệnh của nhân loại. [Tiến Sĩ S.Radhakrisnan, "Ðức Phật Cồ Ðàm"]
Ðức Phật là người cha nhìn thấy đàn con đang vui chơi trong ngọn lửa thế tục nguy hiểm, Ngài dùng mọi phương tiện để cứu các con ra khỏi ngôi nhà lửa và hướng dẫn chúng đến nơi an lạc của Niết bàn. [- Giáo sư Lakshimi Narasu, "Tinh Hoa Của Phật giáo"]
4. Giáo pháp của Đức Phật
Ðọc một chút về Phật giáo là đã biết rằng hai ngàn năm trăm trước đây, người Phật tử đã hiểu rõ xa hơn và đã được thừa nhận về những vấn đề tâm lý hiện đại của chúng ta. Họ đã nghiên cứu những vấn đề này từ lâu và đã tìm thấy câu trả lời.
[-Tiến Sĩ Graham Howe]
Phật giáo chưa bao giờ ép ai theo dù dưới hình thức nào - hoặc ép buộc ý tưởng và niềm tin đối với người không thích, hoặc bằng bất cứ một sự tâng bốc nào, bằng lừa gạt hay ve vãn, hầu đoạt được thắng lợi để gia nhập vào quan điểm riêng tư của mình. Những nhà truyền giáo của đạo Phật không bao giờ thi đua để dành người quy nạp vào Ðạo như nơi chợ búa. [- Tiến sĩ G. P. Malasekara]
Chỉ nói về Phật giáo thôi, ta có thể xác nhận là tôn giáo này thoát khỏi tất cả cuồng tín. Phật giáo nhằm tạo trong mỗi cá nhân một sự chuyển hóa nội tâm bằng cách tự chiến thắng lấy mình. Nhờ đến sức mạnh và tiền bạc hay cả đến sự chinh phục để tác động mọi người vào đạo thì sao? Ðức Phật chỉ rõ một con đường giải thoát duy nhất để cho cá nhân tự quyết định nếu muốn theo tôn giáo này.. [- Giáo Sư Lakshmi Nasaru, "Tinh Hoa của Phật giáo"]
Không thể cho rằng Phật giáo bị suy yếu, ngay hiện tại, vì Phật giáo bắt nguồn trên những nguyên tắc cố định chưa bao giờ bị sửa đổi. [- Gertrude Garatt]
Mặc dù người ta có thể được thu hút từ nguyên thủy bởi sự khoáng đạt của tôn giáo này nhưng người ta chỉ có thể tán dương giá trị thực sự của Phật giáo khi người ta phán xét kết quả tạo ra của tôn giáo này thông qua đời sống của chính mình từ ngày này qua ngày khác. [- Tiến Sĩ Edward Conze, Một học Giả Phật giáo Tây Phương]
Phật giáo là một tôn giáo tự giác, ít lễ nghi. Một hành động được thực thi với chính sự suy tư thì tự nó đã điều kiện hóa để không còn là một nghi lễ. Phật giáo nhìn bề ngoài có vẻ nhiều nghi lễ nhưng thực ra không phải như vậy. [- Tiến sĩ W.F.Jayasuriya, "Tâm lý và Triết lý Phật giáo"]
Là Phật tử hay không phải là Phật tử, tôi đã quan sát mọi hệ thống của các tôn giáo trên thế giới, tôi đã khám phá ra không một tôn giáo nào có thể vượt qua được về phương diện vẻ đẹp và sự quán triệt, Bát chánh đạo và Tứ diệu đế của Đức Phật. Tôi rất mãn nguyện đem ứng dụng cuộc đời tôi theo con đường đó. [Giáo sư Rhys Davids]
Trên những giải đất mênh mông của thế giới, vận mệnh nhân loại vẫn còn tồn tại. Rất có thể trong sự tiếp xúc với khoa học Tây phương và cảm hứng bởi tinh thần lịch sử, giáo lý căn bản của Ðức Cồ Ðàm được phục hưng và thuần khiết, có thể chiếm một vị trí phần lớn trong hướng đi của vận mệnh nhân loại. [- H.G.Well]
Lý thuyết của Phật pháp vẫn đứng vững ngày nay không bị ảnh hưởng bởi tiến trình của thời gian và sự tăng trưởng kiến thức, vẫn giữ nguyên như lúc ban đầu bầy tỏ. Dù cho kiến thức khoa học tăng tiến đến thế nào trên chân trời trí óc của con người, trong phạm vi Giáo pháp (Dhamma) cũng vẫn có chỗ để thừa nhận và đồng hóa các khám phá xa hơn nữa. Về phương diện thu hút của lý thuyết nầy không dựa vào các khái niệm giới hạn của các tư tưởng sơ khai, về phương diện khả năng cũng không bị lệ thuộc vào những phủ định của tư tưởng. [- Francis Story, "Phật giáo, Một Tôn Giáo Thế Giới"]
Phật giáo là một phương thức làm sao để đạt được lợi lạc cao nhất từ cuộc sống. Phật giáo là một tôn giáo của trí tuệ mà ở đấy kiến thức và thông minh chiếm ưu thế. Ðức Phật không thuyết giảng để thâu nạp tín đồ mà là để soi sáng người nghe. [- Một Văn Hào Tây Phương"]
"Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học"…. "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó". [Albert Einstein]


Đạo Phật Đối Với Đời Sống Con Người
LÊ HỮU TUẤN

Đạo Phật xuất hiện trên thế giới có chiều dài lịch sử nhiều ngàn năm và phát triển ở Việt Nam cũng gần hai mươi thế kỷ. Từ trước đến nay đã có rất nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu để lý giải, tìm hiểu sâu sắc về đạo Phật được công bố và xuất bản. Tuy nhiên do tính phức tạp của vấn đề, những nghiên cứu trên vẫn còn nhiều điều cần phải bàn tiếp. Để góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề Phật học then chốt, người viết bài này xin được trình bày những vấn đề sau: 1.Đức Phật và con người. 2. Trí tuệ từ bi và đại lực.

1. Đức Phật và con người
Đạo Phật được khai sáng bởi con người để phục vụ con người. Đạo Phật lấy con người làm gốc. Phật giáo đã làm thỏa mãn những nguyện vọng cao quý và sâu xa của con người, và nó còn có thể chịu đựng sự căng thẳng và nhiễm ô của đời sống hàng ngày, nó giúp họ lúc tiếp xúc với đồng loại, ngoài ra còn đưa ra một mục đích sống. Phật giáo không gieo rắc nỗi sợ hãi trong lòng người. "Cái tốt sẽ mang đến cái tốt, và cái xấu sẽ đem đến cái xấu", "Mỗi hành vi đều có hậu quả của nó" (every action has its reaction).. Đó là những quy luật tự nhiên.. Phật giáo hoàn toàn phù hợp với quy luật đó, theo đó con người "Gieo nhân gì thì sẽ gặt quả nấy". Mọi khổ lạc của con người trong cuộc sống này không phải do ảnh hưởng từ bên ngoài mà là do hành động từ chính con người tạo ra trong thời hiện tại hoặc trong những tiền kiếp hoặc gần hoặc xa.
Tinh thần nhân bản của đạo Phật được biểu lộ không những ở giáo lý, mà còn ở thái độ sống của con người. Đức Phật không phải là một nhân vật huyền thoại mà là bậc Đại Đạo Sư đã từng sống thật trong thế gian này.
Đức Phật không bao giờ tìm cách tự xưng mình là một bậc siêu nhân mà là một con người đã chứng đắc chân lý, cái bí mật của cuộc sống và cái nguyên nhân thật sự của hạnh phúc và khổ đau. Từ ngữ Phật (Buddha) chỉ có nghĩa là con người giác ngộ. Phật là con người đã giác ngộ chân lý và đem chân lý ấy giác ngộ cho kẻ khác để mong sự nghiệp giác ngộ viên mãn. Ngày nay, bậc Đạo sư này không những được tôn vinh bởi hàng trăm triệu người tín đồ mà còn được mọi người có văn hoá và kiến thức trên thế giới này kính trọng. Bậc giải thoát này cho ta niềm phấn khởi về đời sống cao thượng, đã an ủi con người vượt qua mọi khổ đau. Người đã giúp đỡ những kẻ nghèo khổ bị lãng quên. Người làm tăng thêm sự cao quý cho cuộc sống những kẻ mê lầm và làm trong sạch cuộc sống suy đồi của những kẻ phạm tội. Người khuyến khích những kẻ yếu hèn, liên kết những người chia rẽ, khai ngộ kẻ si mê, soi sáng kẻ theo thuyết thần bí, dẫn dắt kẻ ngu tối, nâng cao phẩm giá kẻ hạ liệt và tôn vinh người cao thượng. Cả người giàu lẫn kẻ nghèo, cả Thánh nhân và tội phạm đều tôn kính Người như nhau. Những minh quân cũng như bạo chúa, những vương tôn công tử nổi tiếng và vô danh, những nhà triệu phú hào phóng lẫn keo kiệt, những học giả khiêm tốn lẫn cao ngạo, những người bần cùng, những người ăn xin bị chà đạp .v.v. tất cả đều được lợi ích nhờ lời dạy tràn đầy lòng từ bi và trí tuệ của Người ..
Tấm gương cao cả của Đức Phật là một nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người . Lời dạy về hòa bình và lòng khoan dung của Người đã được tất cả mọi người đón nhận với niềm hân hoan và không ngừng làm lợi ích cho bất cứ ai có cơ hội nghe thấy được và thực hành nó. Ý chí sắt đá, trí tuệ, tình thương, lòng từ bi vô bờ, vô ngã, sự thanh tịnh hoàn toàn, những pháp môn gương mẫu được sử dụng để truyền bá giáo lý và thành quả tối hậu của Người –tất cả những yếu tố đó đã thúc đẩy bao con người trên thế giới này tôn vinh đức Phật như là một bậc Đạo sư tối thượng. Đức Phật đã hy sinh thú vui của trần gian vì nỗi khổ của con người để đi tìm chân lý rồi vạch ra con đường thoát khổ. Người là một nhà khoa học hoàn hảo trong lĩnh vực cuộc sống, hoàn hảo đến độ lời dạy của người đã được khẳng định là giáo lý duy nhất có tính đạo đức. Đức hạnh của Người là biểu trưng tối thiện. Người là khuôn mẫu toàn bích cho mọi đức tính mà Người đã thuyết giảng. Cuộc sống của Đức Phật không bị một vết ô nhiễm nào cả.
Đức Phật đã chỉ ra con đường đưa đến hòa bình, hạnh phúc và cứu độ cho con người. Con đường của Người thật bao dung rộng rãi, hợp lý, có thể hiểu được và hướng đến giác ngộ. Giáo lý của Người có thể đóng góp phần tốt đẹp nhất vào hạnh phúc con người. Lời dạy của Đức Phật soi sáng con đường, nhờ đó con người có thể vượt thoát khỏi sự khổ đau để đi đến một cuộc sống tràn đầy ánh sáng, thương yêu yên bình và hạnh phúc .
Dạy đạo giải thoát cho con người, đức Phật là một người thầy, một người bạn, sống cùng với con người, hiểu biết con người và thắm thiết tình người. Con người khổ đau vì con người sống xa bản tính, sống ngược bản tính. Con người không ý thức được thực thể của chính mình, không hiểu được mình là gì. Con người không có được một nhận thức rõ rệt về hiện hữu và bản chất của hiện hữu. Đức Phật đã khám phá trên bước đường hành trì những phương pháp giúp Người đi đến sự thực hiện giá trị và bản chất của hiện hữu. Tiếp xúc thẳng với dòng sinh lực mầu nhiệm ấy, tâm linh Người đột nhiên trở thành cao cả, sáng tỏ, nhân cách của Người trở thành siêu tuyệt vĩ đại. Và trên lịch sử, con người đã trông thấy dòng sinh lực nhiệm màu kia hiển lộ sung mãn và linh hoạt nơi con người Đức Phật.
Suốt hơn hai nghìn năm trăm năm lịch sử, đạo Phật luôn gắn với con người, khai mở cho con người một nguồn sống đầy tính nhân bản. Đức Phật là người khơi mở nguồn sống ấy, khơi mở chứ không phải là hoá hiện và tạo dựng. Chính cá nhân con người mới quyết định số phận và tiền đồ của mình, người có nhân cách độc lập, tự chủ (không lệ thuộc vào bất cứ ai). Có nhân cách độc lập tự chủ mới có thể nói đến lòng tự tôn và tự tin. Không có một đấng thần linh nào có quyền năng cứu rỗi được con người. Phật tử, theo lời Phật dạy, phải tự mình thắp đuốc lên mà đi. Con người phải tự cứu lấy mình. Chúng ta tin rằng bất cứ ai cũng có thể hưởng được niềm hạnh phúc thiên giới nếu họ thực hiện lối sống chân chính.
Đạo Phật như là ngọn hải đăng hướng dẫn con người đến hoà bình, an lạc và hạnh phúc. Con người phải đi đến mức độ nhận thức rằng sự phát triển về đạo đức theo lời Phật dạy sẽ là điều kiện cần thiết để đem lại an lạc và hạnh phúc cho con người.

2.Trí tuệ từ bi và Đại lực
Mục đích của sự thực hành đạo Phật là để đạt tới nhận thức sáng tỏ về thực tại (Trí), tình thương rộng lớn với mọi người và mọi loài (Bi) và ý chí bền vững để thành tựu đại nguyện giúp đời (Dũng). Đạo Phật không phải là một tôn giáo đặt con người và số phận của họ dưới sự điều khiển của thần linh, thượng đế. Đạo Phật đòi hỏi người Phật tử thực hiện trí tuệ, tình thương và ý chí nơi bản thân mình và ngoài xã hội. Đạo Phật là đạo giải thoát và giác ngộ. Chỉ có trí tuệ (Panna) mới là phương tiện duy nhất đưa con người đến bờ giải thoát và giác ngộ .
Trong kinh Xà Dụ, Đức Phật từng dạy: "Nhờ tuệ quán… nên được giải thoát, trong sự giải thoát khởi lên sự hiểu biết: "ta đã được giải thoát". Vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa" (Trung I , 138b). Vị hành giả cần phải tuệ tri: "Đây là khổ"; "Đây là khổ tập"; "Đây là khổ diệt","Đây là con đường đưa đến khổ diệt" "Đây là những lậu hoặc"; "Đây là lậu hoặc tập khởi"; "Đây là những lậu hoặc đoạn diệt"; "Đây là con đường đưa đến lậu hoặc diệt". Nhờ tuệ tri như vậy, hiểu biết như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi Dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết:"Ta đã giải thoát". Vị ấy biết "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa" (Trung I , tr.279)
Đạo Phật là một tôn giáo trước hết dựa vào lý trí của con người. Nó xuất hiện như là một đạo lý dựa vào lý trí. Trí tuệ chiếm vị trí then chốt trong mọi lời dạy của Đức Phật. Vai trò của trí tuệ được Đức Phật dạy :
"Tất cả hành vô thường.
Với tuệ, quán thấy vậy,
Đau khổ được nhàm chán
Chính con đường thanh tịnh
Tất cả hành khổ đau
Với tuệ, quán thấy vậy
Đau khổ được nhàm chán
Chính con đường thanh tịnh
Tất cả pháp vô ngã
Với tuệ, quán thấy vậy
Đau khổ được nhàm chán
Chính con đường thanh tịnh
(Pháp cú 277, 278, 279)
"Thấy khổ và khổ tập
Thấy sự khổ vượt qua
Thấy đường Thánh tám ngành
Đưa đến khổ não tận"
(Pháp cú 191)
"Mắt thịt mắt chư thiện
Vô thượng mắt trí tuệ
Cả ba loại mắt ấy
Được bậc vô thượng nhân
Đã tuyên bố trình bày…
Từ đây trí khởi lên
Tuệ nhãn là tối thượng
Ai chứng được mắt ấy
Giải thoát mọi khổ đau"
(Phật thuyết như vậy, tr.457-458)
Con người muốn thoát khỏi sự đau khổ và sợ hãi thì hãy luyện tập trí tuệ và từ bi. Đạo Phật coi trí tuệ như một thanh gươm – gươm trí tuệ và chỉ nó mới chặt được kẻ thù – đó là Vô minh. Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là hình ảnh của tuệ giác đại trí và biện tài vô ngại (kinh Duy Ma). Như vậy, là đạo Phật đặt vai trò của trí tuệ, chiếm một vị trí then chốt. Chỉ có trí tuệ con người mới diệt được khổ, đem vui cho mọi loài, đưa đến an lạc và hạnh phúc .
Mặc dù trí tuệ rất cần thiết để đạt đến giải thoát, chính nó cũng sẽ không đủ. Nó phải kết hợp với từ bi. Từ bi có thể so sánh như một chiếc xe chở con người đến ngưỡng cửa giải thoát, nhưng chìa khóa thật sự mở cửa là trí tuệ. Lòng từ bi đem đến sự hạnh phúc lớn nhất cho con người, đơn giản là vì lòng từ bi vượt lên trên tất cả những cái khác. Nhu cầu tình thương nằm trong sự sống còn của con người. Đó là kết quả của sự phụ thuộc vào nhau không thể thiếu được, khả năng và kỹ năng của một cá nhân có đó, nhưng để họ sống riêng lẻ thì họ sẽ không tồn tại. Sự phụ thuộc lẫn nhau là một quy luật cơ bản của tự nhiên. Không chỉ những sinh vật cao cấp mà những côn trùng nhỏ nhất đang sống trên hành tinh này đều phải nương tựa vào nhau để tồn tại. Chính vì thế sự hiện hữu của con người quá phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác đến nỗi nhu cầu tình thương của con người là yếu tố quyết định cho sự tồn tại của họ. Vì vậy, ở bất cứ nơi nào, lúc nào, tình thương là dinh dưỡng quan trọng nhất trong tất cả .
Chúng ta đã biết con người từng hiện hữu hàng trăm ngàn năm nay.. Ngày nay, dân số thế giới đang tăng vọt hơn bao giờ hết, dù các cuộc chiến tranh vẫn còn. Điều này đã nói lên rằng lòng từ bi luôn trội hơn các thứ khác. Con người dù đẹp, xấu, địa vị xã hội khác nhau nhưng ai cũng muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Hơn nữa, quyền của họ là vượt qua những khổ đau và đạt được hạnh phúc. Đến đây, chúng ta có thể nhận ra rằng tất cả mọi người đều bình đẳng về mưu cầu hạnh phúc, và họ có quyền chiếm được nó. Nhận ra điều đó lòng từ bi sẽ phát triển. Lòng từ bi là muốn giúp người thoát khỏi cảnh chướng ngại khổ đau. Lòng từ bi là đức tính từ ái, hiền hoà, yên bình trìu mến, cảm thông… có thể nói lòng từ bi là cái gì làm cho lòng ta êm dịu, là lòng mong ước chân thành cho tất cả mọi người sống an lành vui vẻ là động lực làm cho tâm rung động trước sự đau khổ của người khác. Như vậy, lòng từ bi là cái gì quá to lớn, quá mạnh mẽ và quá vĩ đại. Khao khát thực hành hạnh từ bi là để giúp đỡ người khác, quan tâm vì sự bình yên của kẻ khác, phục vụ họ, kết bạn nhiều hơn. Nếu quên hạnh phúc của người khác, thì chính bạn cũng theo thời gian đó mà bị người khác lãng quên.
Trong thời đại ngày nay, khi mà con người có tiền bạc, quyền lực, khi mọi sự trên đời này diễn ra tốt đẹp thì con người thường có cảm giác ít cần đến bạn. Nhưng khi địa vị và sức khỏe suy giảm, con người nhanh chóng nhận ra sự cần thiết của những người bạn. Tình cảm con người là quan trọng hơn hết và hành tinh nhỏ bé này chính là mái nhà chung cho tất cả con người. Một khi chúng ta xem mọi người trong mái nhà này là anh em thì cũng dễ dàng cởi bỏ đi những động cơ cao ngạo, chia rẽ và ta cũng dễ dàng lánh xa sự lừa dối và lạm dụng giữa người với nhau. Chìa khoá đối với một thế giới yên bình và hạnh phúc là sự lớn mạnh của lòng từ bi. Con người ngày nay, hơn bao giờ hết đang cần đến lòng từ bi. Chỉ có từ bi mới là chiếc xe chở con người tới bờ giải thoát. Từ bi là động lực làm cho tâm rung động trước sự đau khổ của kẻ khác, là cái gì thoa dịu lòng đau khổ của người.
Đạo Phật là đạo giải thoát đưa con người vượt qua bể khổ luân hồi với kiếp nhân sinh. Trong đau khổ con người đủ tâm trí và can đảm để chế ngự nó. Ý chí vượt qua mọi khổ đau là một năng lực tinh thần, sức khỏe của nội tâm, là sự nỗ lực không ngừng sự hoạt động tích cực của tâm trí và mọi hành động nhằm vào mục đích giải thoát cho mình và cho kẻ khác. Con người cần phải có ý trí để vượt qua mọi trở ngại. Chướng ngại, nghịch cảnh chỉ có thể làm cho người Phật tử thêm nghị lực và ý chí phấn đấu. "Không nên sống thụ động trong lo âu sợ sệt hay chờ mong một tha lực nào đến cứu vãn. Phải luôn luôn kiên trì, phấn đấu liên tục, cho đến kỳ cùng, để tự giải thoát lấy ta".
Có thể thấy rằng trí tuệ, từ bi hiệp với ý chí nơi bản thân mình ngoài xã hội đã tạo thành một năng lực vô cùng trọng yếu có thể hoàn tất mọi việc để giải thoát khỏi khổ đau đưa con người đạt đến an lành và hạnh phúc. Trí tuệ từ bi hiệp với ý chí sắt đá là những phẩm chất cao quý của người Phật tử, nó giúp con người trở nên toàn thiện và có được một lối sống an bình và hạnh phúc. Nếu mỗi người đều cố gắng với ý chí sắt đá đem trí tuệ và tâm từ bi phục vụ con người, thì thế giới này sẽ trở thành một thiên đàng mà tất cả chúng sinh đều được sống an vui trong tình huynh đệ và mỗi người trở thành một công dân lý tưởng trong một thế giới hòa bình.
Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết này, chúng tôi chỉ gợi ý vài nét sơ lược của đạo Phật với con người và một số phẩm chất cần thiết của người Phật tử. Trong kho tàng giáo pháp vô cùng phong phú của Đức Phật để lại những giá trị vượt thời gian và không gian, chúng ta có thể khẳng định rằng ở thế kỷ 21, những tư tưởng về từ bi, trí tuệ với ý chí sắt đá của học thuyết Phật giáo vẫn tiếp tục là chiếc chìa khoá mở ra hướng giải quyết tốt đẹp cho loài người, xây dựng một thế giới phát triển, thanh bình an vui thực sự, tràn đầy tinh thần nhân ái, như nó đã từng thực hiện trong nhiều ngàn năm lịch sử.